Kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện theo hình thức nào?
Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo hình thức nào?
Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện theo hình thức được quy định tại Điều 12 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT như sau:
Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ
a) Hàng năm, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ, trên cơ sở kế hoạch kiểm tra do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ban hành, các Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trên địa bàn quản lý;
b) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, các Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch cũng như triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh chồng chéo.
2. Kiểm tra đột xuất
Trong trường hợp cần thiết, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử quyết định việc tiến hành kiểm tra đột xuất chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình của đơn vị cung cấp dịch vụ; Sở Thông tin và Truyền thông quyết định việc tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ trên địa bàn quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo hình thức sau: kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
- Kiểm tra định kỳ:
+ Hàng năm, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ, trên cơ sở kế hoạch kiểm tra do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ban hành, các Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trên địa bàn quản lý;
+ Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, các Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch cũng như triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh chồng chéo.
- Kiểm tra đột xuất: Trong trường hợp cần thiết, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử quyết định việc tiến hành kiểm tra đột xuất chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình của đơn vị cung cấp dịch vụ;
Sở Thông tin và Truyền thông quyết định việc tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ trên địa bàn quản lý.
Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước những nội dung gì?
Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước gồm nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT như sau:
Trình tự, nội dung kiểm tra
1. Cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định đối với từng đợt kiểm tra trong đó nêu rõ thành phần đoàn kiểm tra, nội dung, thời gian kiểm tra và gửi đơn vị cung cấp dịch vụ trước ngày tiến hành kiểm tra ít nhất là bảy (07) ngày đối với trường hợp kiểm tra định kỳ; tiến hành kiểm tra ngay đối với trường hợp kiểm tra đột xuất.
2. Nội dung kiểm tra
a) Việc chấp hành quy định về công bố chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình;
b) Việc chấp hành quy định về báo cáo chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình;
c) Việc chấp hành quy định về tự kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình;
d) Việc chấp hành quy định về tự giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình;
đ) Các nội dung quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh của cơ quan quản lý nhà nước gồm nội dung sau:
- Việc chấp hành quy định về công bố chất lượng dịch vụ phát thanh;
- Việc chấp hành quy định về báo cáo chất lượng dịch vụ phát thanh;
- Việc chấp hành quy định về tự kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh;
- Việc chấp hành quy định về tự giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh;
- Các nội dung quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh có cần phải lập thành biên bản không?
Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh có cần phải lập thành biên bản không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT như sau:
Trình tự, nội dung kiểm tra
…
3. Việc kiểm tra phải được lập thành Biên bản. Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đại diện hợp pháp thể hiện bằng văn bản của đơn vị cung cấp dịch vụ. Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ không ký biên bản thì biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị.
4. Trong trường hợp cần thiết, trưởng đoàn kiểm tra có thể quyết định việc tiến hành đo kiểm để đánh giá chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình của đơn vị cung cấp dịch vụ.
5. Nếu phát hiện có vi phạm các quy định quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình thì đoàn kiểm tra báo cáo cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định kiểm tra để xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định kiểm tra phải thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, kết quả kiểm tra.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh phải được lập thành Biên bản.
Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đại diện hợp pháp thể hiện bằng văn bản của đơn vị cung cấp dịch vụ.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ không ký biên bản thì biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?
- Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?