Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Chế độ làm việc của Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam được quy định như thế nào?
Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2046/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013, có quy định về chế độ hoạt động của Kiểm soát viên như sau:
Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên có nhiệm kỳ không quá ba (03) năm và được Bộ xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên. Tùy thuộc vào quy mô vốn, phạm vi địa bàn và ngành, lĩnh vực kinh doanh, Bộ bổ nhiệm từ một (01) đến ba (03) Kiểm soát viên tại Tổng công ty, trong đó có ít nhất 01 (một) Kiểm soát viên có trình độ chuyên môn bậc đại học về tài chính, kế toán, kiểm toán.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam có nhiệm kỳ không quá 03 năm.
Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Chế độ làm việc của Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2046/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013, có quy định về chế độ hoạt động của Kiểm soát viên như sau:
Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
…
5. Chế độ làm việc của Kiểm soát viên:
a) Tháng 1 hàng năm, Kiểm soát viên chủ động xây dựng Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên gửi Kiểm soát viên phụ trách chung, lấy ý kiến Hội đồng thành viên trước khi trình Bộ phê duyệt;
b) Căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt, hàng tháng, quý Kiểm soát viên phải có kế hoạch làm việc, lịch kiểm tra cụ thể tại Tổng công ty gửi Hội đồng thành viên, các tổ chức và cá nhân có liên quan của Tổng công ty để phối hợp thực hiện.
Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót và không gây thiệt hại cho Tổng công ty, Kiểm soát viên có thể chủ động thực hiện nhưng phải báo cáo Bộ trong thời gian sớm nhất có thể. Trong quá trình làm việc, Kiểm soát viên cần phát hiện sớm những sai phạm, những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ghi nhận lại sự việc, hiện trạng, nêu khuyến cáo, đồng thời chủ động thông báo đến Hội đồng thành viên và báo cáo Bộ để có biện pháp xử lý;
c) Khi thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát viên phải có yêu cầu bằng văn bản gửi Hội đồng thành viên về nội dung cần cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời gian cần cung cấp và thời gian xem xét hồ sơ, tài liệu của Tổng công ty; kết quả làm việc phải lập thành biên bản gửi Hội đồng thành viên và Bộ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chế độ làm việc của Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam được quy định như sau:
- Tháng 1 hàng năm, Kiểm soát viên chủ động xây dựng Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên gửi Kiểm soát viên phụ trách chung, lấy ý kiến Hội đồng thành viên trước khi trình Bộ phê duyệt;
- Căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt, hàng tháng, quý Kiểm soát viên phải có kế hoạch làm việc, lịch kiểm tra cụ thể tại Tổng công ty gửi Hội đồng thành viên, các tổ chức và cá nhân có liên quan của Tổng công ty để phối hợp thực hiện.
- Khi thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát viên phải có yêu cầu bằng văn bản gửi Hội đồng thành viên về nội dung cần cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời gian cần cung cấp và thời gian xem xét hồ sơ, tài liệu của Tổng công ty; kết quả làm việc phải lập thành biên bản gửi Hội đồng thành viên và Bộ.
- Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam
Cuộc họp của Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam do ai làm chủ trì?
Căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2046/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013, có quy định về chế độ hoạt động của Kiểm soát viên như sau:
Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
…
6. Cuộc họp của Kiểm soát viên:
a) Kiểm soát viên Tổng công ty họp thường kỳ một tháng một (01) lần; chủ trì cuộc họp là Kiểm soát viên phụ trách chung hoặc Kiểm soát viên được ủy quyền bằng văn bản của Kiểm soát viên phụ trách chung; thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm, chương trình, nội dung cuộc họp và được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số Kiểm soát viên tham gia; cuộc họp Kiểm soát viên phải được ghi đầy đủ vào sổ biên bản; Biên bản và các tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ theo chế độ lưu giữ tài liệu;
b) Kiểm soát viên phụ trách chung có thể triệu tập cuộc họp bất thường khi có những vụ việc phát sinh bất thường, có đơn thư khẩn, hoặc theo yêu cầu của Bộ, đề nghị của Hội đồng thành viên, của các Kiểm soát viên;
c) Ý kiến của các Kiểm soát viên phải được bàn tập thể trong cuộc họp Kiểm soát viên; Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm về các ý kiến tham gia, thống nhất những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát. Trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữa các Kiểm soát viên, từng Kiểm soát viên đều có quyền bảo lưu ý kiến của mình, thông báo với Hội đồng thành viên và có quyền báo cáo để Bộ xem xét, quyết định.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chủ trì cuộc họp là Kiểm soát viên phụ trách chung hoặc Kiểm soát viên được ủy quyền bằng văn bản của Kiểm soát viên phụ trách chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?