Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân phải đảm bảo những vấn đề gì?

Cho tôi hỏi: Việc kiểm soát chiếu xạ công chúng được quy định như thế nào? Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân phải đảm bảo những vấn đề gì? Câu hỏi của anh Trí (Phan Thiết).

Việc kiểm soát chiếu xạ công chúng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:

Kiểm soát chiếu xạ công chúng
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập và thực hiện chương trình quan trắc để đảm bảo chiếu xạ công chúng do các nguồn bức xạ của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được đánh giá đúng, đầy đủ và được chấp thuận bởi cơ quan quản lý nhà nước.

Đối chiếu với quy định này thì việc kiểm soát chiếu xạ công chúng được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập và thực hiện chương trình quan trắc để đảm bảo chiếu xạ công chúng do các nguồn bức xạ của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được đánh giá đúng, đầy đủ và được chấp thuận bởi cơ quan quản lý nhà nước.

Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân phải đảm bảo những vấn đề gì?

Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân phải đảm bảo những vấn đề gì? (hình từ Internet)

Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân phải đảm bảo những vấn đề gì?

Căn cứ Điều 23 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:

Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, tổ chức ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân các cấp phải bảo đảm:
1. Thực hiện các hành động bảo vệ và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tức thời trước khi sự chiếu xạ xảy ra. Mức liều quyết định hành động bảo vệ và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đánh giá tính hiệu quả của các hành động được thực hiện và điều chỉnh chúng cho phù hợp.
3. So sánh liều bức xạ còn lại với mức tham chiếu (từ 20 - 100 mSv) để đưa ra mức độ ưu tiên bảo vệ đối với nhóm người có mức liều bức xạ còn lại vượt quá mức tham chiếu.
4. Đối với các cơ sở hạt nhân phải có quy hoạch vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ), vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (UPZ) dựa trên mức liều được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Chiếu theo quy định này thì việc kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân phải đảm bảo những vấn đề sau:

- Thực hiện các hành động bảo vệ và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tức thời trước khi sự chiếu xạ xảy ra. Mức liều quyết định hành động bảo vệ và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

- Đánh giá tính hiệu quả của các hành động được thực hiện và điều chỉnh chúng cho phù hợp.

- So sánh liều bức xạ còn lại với mức tham chiếu (từ 20 - 100 mSv) để đưa ra mức độ ưu tiên bảo vệ đối với nhóm người có mức liều bức xạ còn lại vượt quá mức tham chiếu.

- Đối với các cơ sở hạt nhân phải có quy hoạch vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ), vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (UPZ) dựa trên mức liều được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Tổ chức tiến hành báo cáo kết quả đánh giá kiểm soát chiếu xạ công chúng vào thời điểm nào?

Theo Điều 20 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:

Báo cáo kết quả đánh giá kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng
1. Định kỳ hàng năm vào tháng 11 hoặc khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải gửi báo cáo thực trạng an toàn theo quy định tại Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử và báo cáo kết quả kiểm soát, bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Các cơ sở vận hành thiết bị X-quang chẩn đoán y tế gửi báo cáo này đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
2. Báo cáo kết quả kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng gồm các nội dung sau đây:
a) Kết quả liều bức xạ nghề nghiệp cá nhân;
b) Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc và khu vực công chúng;
c) Đánh giá những sai lệch so với bản đánh giá an toàn đã được cấp giấy phép;
d) Đánh giá những trường hợp bị chiếu quá liều (nếu có);
đ) Báo cáo những trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra cũng như các trường hợp liều chiếu vượt mức điều tra.

Theo đó, định kỳ hàng năm vào tháng 11 hoặc khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải gửi báo cáo thực trạng an toàn theo quy định tại Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và báo cáo kết quả kiểm soát, bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ công chúng đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

Các cơ sở vận hành thiết bị X-quang chẩn đoán y tế gửi báo cáo này đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

Cũng theo quy định này, báo cáo kết quả kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ công chúng gồm các nội dung sau đây:

- Kết quả liều bức xạ nghề nghiệp cá nhân;

- Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc và khu vực công chúng;

- Đánh giá những sai lệch so với bản đánh giá an toàn đã được cấp giấy phép;

- Đánh giá những trường hợp bị chiếu quá liều (nếu có);

- Báo cáo những trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra cũng như các trường hợp liều chiếu vượt mức điều tra.

Chiếu xạ công chúng
An toàn bức xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn bức xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ an toàn bức xạ
Pháp luật
Phụ cấp trách nhiệm đối với người phụ trách an toàn bức xạ hiện nay là bao nhiêu? Được áp dụng cho các đối tượng nào?
Pháp luật
Các thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ mà cơ sở y học hạt nhân phải trang bị là gì? Lắp đặt các thiết bị bức xạ thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ điều trị là người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh có các trách nhiệm gì?
Pháp luật
Yêu cầu về việc bảo đảm an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân thế nào?
Pháp luật
Người phụ trách an toàn bức xạ có yêu cầu phải là người trực tiếp tiến hành công việc bức xạ hay không?
Pháp luật
An toàn bức xạ là gì? Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc quản lý của cơ quan nào và có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào? Thực hiện chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế thế nào?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn bức xạ thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với nội quy an toàn bức xạ mà cơ sở y tế phải xây dựng là gì? Trách nhiệm đào tạo an toàn bức xạ của cơ sở y tế được quy định thế nào?
Pháp luật
Khi tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ thì tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải làm những việc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiếu xạ công chúng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
842 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiếu xạ công chúng An toàn bức xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chiếu xạ công chúng Xem toàn bộ văn bản về An toàn bức xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào