Kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án: Nguyên tắc đấu giá tài sản và giám sát hoạt động đấu giá tài sản kê biên như thế nào?
Đối tượng được quy định kiểm sát hoạt động đấu giá tài sản thi hành án?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 quy định ban hành kèm Dự thảo quyết định ban hành quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án quy định đối tượng kiểm sát hoạt động đấu giá tài sản thi hành án như sau:
- Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện. Viện kiểm sát quân sự các cấp áp dụng quy định này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cấp mình.
- Kiểm sát viên (KSV), Kiểm tra viên (KTV), công chức khác được giao nhiệm vụ kiểm sát THADS (sau đây gọi chung là KSV).
- Cơ quan THADS, CHV và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bán đấu giá tài sản THA.
Như vậy, đối tượng kiểm sát hoạt động đấu giá tài sản thi hành án được quy định như trên.
Kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án: Nguyên tắc đấu giá tài sản và giám sát hoạt động đấu giá tài sản kê biên như thế nào?
Nguyên tắc đấu giá tài sản và giám sát hoạt động đấu giá tài sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Công văn 1862/VKSTC-V11 năm 2022 về nguyên tắc khi tiến hành kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án và Điều 6 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc khi tiến hành kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về THADS, pháp luật về bán đấu giá tài sản và các quy định pháp luật khác có liên quan; các quy chế, quy định, hướng dẫn của VKSND tối cao về công tác kiểm sát THADS.
2. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; đúng phạm vi và chủ thể được kiểm sát.
3. Bảo đảm sự vô tư, khách quan, toàn diện và đầy đủ khi tiến hành kiểm sát; bảo đảm sự phối hợp hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của chủ thể được kiểm sát."
"Điều 6. Nguyên tắc đấu giá tài sản
1. Tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
4. Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện."
Như vậy, nguyên tắc thực hiện đấu giá tài sản và kiểm sát hoạt động đấu giá tài sản như trên.
Bán đấu giá tài sản đã kê biên như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
"Điều 101. Bán tài sản đã kê biên
1. Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức sau đây:
a) Bán đấu giá;
b) Bán không qua thủ tục đấu giá.
2. Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện.
Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận. Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng.
3. Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản;
b) Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
4. Chấp hành viên bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng.
Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.
5. Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá.
Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
6. Thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản."
Như vậy, việc bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định pháp luật như trên.
Xem toàn bộ Công văn 1862/VKSTC-V11 năm 2022: Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc được nghe kể? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?