Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị bao gồm các đối tượng nào và cần phải kiểm điểm những nội dung gì?
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị bao gồm các đối tượng nào?
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị bao gồm các đối tượng được căn cứ theo điểm 1.2 khoản 1 Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
Đối tượng kiểm điểm
1. Tập thể
..
1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:
a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
...
Trước đây, kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị bao gồm các đối tượng được căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các ban đảng ở Trung ương và địa phương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; cấp ủy cơ sở.
- Thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tập thể lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội; thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tập thể thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; ban thường vụ đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và ban chấp hành cấp cơ sở.
- Tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước.
Tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Hình từ Internet)
Tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cần phải kiểm điểm những nội dung gì?
Tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cần phải kiểm điểm những nội dung được căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
- Việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện quy chế làm việc.
- Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong nghị quyết đại hội, kế hoạch, chương trình công tác năm được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; năng lực, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý; trách nhiệm nêu gương; trách nhiệm giải trình; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân.
- Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước (nếu có).
Trước đây, tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cần phải kiểm điểm những nội dung được căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
- Việc chấp hành và thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế làm việc.
- Việc quán triệt, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận của cấp trên; xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình, kế hoạch công tác; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hằng năm.
- Về trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có).
- Việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước.
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc được căn cứ theo Điều 3 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
- Chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm, phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là hiệu quả công việc. Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; gắn kết quả của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý với kết quả của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
- Kết hợp chặt chẽ kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
Trước đây, kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc được căn cứ theo Điều 3 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
- Đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
- Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại hằng năm.
- Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn với kết quả hoạt động, hiệu quả công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?