Kiểm dịch động vật vận chuyển tại nơi đến trong trường hợp nào? Trường hợp nhập sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển thì việc kiểm dịch tại nơi đến ra sao?

Bên mình đang bị vướng một chỗ liên quan đến kiểm dịch động vật xuất ra khỏi tỉnh. Cụ thể là: Bên Ban quản lý An toàn thực phẩm họ yêu cầu là đối với sản phẩm động vật xuất ra khỏi tỉnh thì ngoài có giấy kiểm dịch của tỉnh xuất thì phải có phúc kiểm của tỉnh nhập. Khi liên hệ nhà cung cấp thì họ nói tuyến đường họ đi không cần phúc kiểm. Nhưng mình tìm thì không biết căn cứ pháp lý nào nói tới. Tư vấn căn cứ giúp mình nhé!

Kiểm dịch động vật vận chuyển tại nơi đến trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT thì Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch trong trường hợp sau:

“[...]
4. Kiểm dịch động vật tại nơi đến
Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch trong trường hợp phát hiện:
a) Động vật từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật không hợp lệ;
c) Có sự đánh tráo, thêm hoặc bớt động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
d) Động vật có biểu hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm.”

Như vậy, trường hợp tỉnh nhập sản phẩm động vật kiểm dịch động vật (phúc kiểm) khi động vật nhập từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát hoặc theo các trường hợp được quy định như trên.

Kiểm dịch động vật

Kiểm dịch động vật

Trường hợp nhập sản phẩm động vật trên cạn thì việc kiểm dịch động vật tại nơi đến ra sao?

Áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT như sau:

"Điều 5. Kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
...
4. Kiểm dịch sản phẩm động vật tại nơi đến
Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch sản phẩm động vật trong trường hợp phát hiện:
a) Sản phẩm động vật từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;
c) Có sự đánh tráo, thêm hoặc bớt sản phẩm động vật hoặc thay đổi bao bì chứa đựng sản phẩm động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
d) Sản phẩm động vật bị biến đổi chất lượng hoặc nghi nhiễm mầm bệnh.
5. Kiểm soát vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh sản phẩm động vật đông lạnh, ướp lạnh làm thực phẩm sau nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này."

Theo đó, trường hợp nhập sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển thì việc kiểm dịch tại nơi đến thực hiện như quy định trên.

Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện nội dung kiểm tra như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT như sau:

"Điều 4. Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
...
2. Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Kiểm tra lâm sàng;
b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
d) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
e) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;
g) Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
3. Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
b) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
c) Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 39 của Luật thú y;
d) Thực hiện theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều này."

Theo đó, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện nội dung kiểm tra theo trình tự như trên.

Kiểm dịch động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm dịch động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
Pháp luật
Chủ hàng có nghĩa vụ gì trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu? Chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển thì có bị phạt không?
Pháp luật
Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật là công chức thế nào? Được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy?
Pháp luật
Hiệp định SPS là gì? Thành viên khi tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào?
Pháp luật
Nhân viên trạm kiểm dịch động vật vòi tiền của người dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Có được áp dụng bảng lương công chức loại A0 đối với cán bộ công chức giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hay không?
Pháp luật
Nhập khẩu động vật nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm những gì? Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, thủy sản do ai ban hành?
Pháp luật
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là gì? Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm những gì?
Pháp luật
Nơi cách ly kiểm dịch trâu bò từ Lào trước khi nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện nào?
Pháp luật
Để kiểm dịch thịt thăn heo tươi trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh thì lấy mẫu với khối lượng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm dịch động vật
2,098 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm dịch động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm dịch động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào