Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là gì? Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm những gì?

Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm những gì? Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của anh S.H đến từ Nghệ An.

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là gì?

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được giải thích tại khoản 14 Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

Theo đó, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

kiểm dịch động vật

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là gì? (Hình từ Internet)

Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm những gì?

Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Thú y 2015, được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017 như sau:

Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông
1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển qua các đầu mối giao thông do trạm kiểm dịch động vật thực hiện. Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông phải có đại diện các ngành công an, quản lý thị trường, thú y.
2. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo Giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;
b) Kiểm tra tình trạng sức khỏe của động vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển;
c) Xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nếu đạt yêu cầu; trường hợp không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc lập trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên phạm vi cả nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại khoản 3 Điều này quyết định thành lập và tổ chức thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên địa bàn.

Như vậy, nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm:

- Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo Giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;

- Kiểm tra tình trạng sức khỏe của động vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển;

- Xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nếu đạt yêu cầu; trường hợp không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý theo quy định của pháp luật.

Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu được quy định như thế nào?

Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu được quy định tại Điều 47 Luật Thú y 2015 như sau:

Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
1. Đối với động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, tình trạng sức khỏe của động vật; nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật không có dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm thì xác nhận để làm thủ tục và chuyển động vật đến khu cách ly kiểm dịch hoặc đến địa điểm đã được kiểm tra, có đủ điều kiện để cách ly kiểm dịch;
b) Giám sát động vật tại khu cách ly kiểm dịch hoặc tại địa điểm có đủ điều kiện cách ly kiểm dịch; thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch phù hợp với từng loài động vật, từng bệnh được kiểm tra nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu cách ly kiểm dịch;
c) Lấy mẫu kiểm tra bệnh động vật, áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật theo quy định;
d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
đ) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
2. Đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, thực trạng hàng hóa, nếu đạt yêu cầu thì lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định;
b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
3. Trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đạt yêu cầu thì lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
Kiểm dịch động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm dịch động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
Pháp luật
Chủ hàng có nghĩa vụ gì trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu? Chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển thì có bị phạt không?
Pháp luật
Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật là công chức thế nào? Được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy?
Pháp luật
Hiệp định SPS là gì? Thành viên khi tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào?
Pháp luật
Nhân viên trạm kiểm dịch động vật vòi tiền của người dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Có được áp dụng bảng lương công chức loại A0 đối với cán bộ công chức giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hay không?
Pháp luật
Nhập khẩu động vật nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm những gì? Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, thủy sản do ai ban hành?
Pháp luật
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là gì? Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm những gì?
Pháp luật
Nơi cách ly kiểm dịch trâu bò từ Lào trước khi nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện nào?
Pháp luật
Để kiểm dịch thịt thăn heo tươi trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh thì lấy mẫu với khối lượng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm dịch động vật
3,885 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm dịch động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm dịch động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào