Khuyến mại, khuyến mãi là gì? Khuyến mại và khuyến mãi khác nhau thế nào? Những sản phẩm, dịch vụ nào được khuyến mại?
Khuyến mại là gì? Khuyến mãi là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật Thương mại 2005 quy định về khuyến mại như sau:
Khuyến mại
1. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
2. Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
b) Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.”
Theo đó, khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Mặc dù hiện nay chưa có quy định khái niệm Khuyến mãi là gì, tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì Khuyến mãi là hoạt động tác động đến người bán hàng (đại lý bán hàng, khách hàng trung gian, người phân phối) nhằm kích thích việc mua hàng hóa.
Khuyến mại, khuyến mãi là gì? Khuyến mại và khuyến mãi khác nhau thế nào? Những sản phẩm, dịch vụ nào được khuyến mại? (Hình từ internet)
Khuyến mại và khuyến mãi có gì khác nhau?
Mặc dù pháp luật chưa quy định cụ thể về hoạt động khuyến mãi, nhưng theo quan điểm người viết thì có phân phân biệt khuyến mãi và khuyến mại qua một số một số tiêu chí như sau:
*Lưu ý: Bảng so sánh trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Các loại sản phẩm, dịch vụ nào được khuyến mại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại như sau:
Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này.
2. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, giá trị được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm công bố;
b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
4. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại Khoản 4 Điều này gồm:
a) Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình;
b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:
- Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;
- Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.”
Theo đó, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty? Tải mẫu tại đâu?
- Mẫu hợp đồng nguyên tắc thuê máy móc thiết bị thi công xây dựng? Thời hạn thuê máy móc thiết bị thi công trong hợp đồng là bao lâu?
- Trong tố tụng hình sự, đầu thú là gì? Thời hạn tạm giữ người phạm tội đầu thú là bao nhiêu ngày?
- Nguyên tắc quản lý, vận hành, khai thác phần mềm quản lý cán bộ Bộ Giao thông vận tải được quy định ra sao?
- Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 được bắn pháo hoa không?