Khu vực phát triển đô thị là gì? Việc thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị gồm các nội dung nào?
Khu vực phát triển đô thị là gì?
Khu vực phát triển đô thị được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 11/2013/NĐ-CP thì khu vực phát triển đô thị là một khu vực được xác định để đầu tư phát triển đô thị trong một giai đoạn nhất định. Khu vực phát triển đô thị bao gồm: Khu vực phát triển đô thị mới, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu vực cải tạo, khu vực bảo tồn, khu vực tái thiết đô thị, khu vực có chức năng chuyên biệt.
Khu vực phát triển đô thị có thể gồm một hoặc nhiều khu chức năng đô thị. Khu vực phát triển đô thị có thể thuộc địa giới hành chính của một hoặc nhiều tỉnh, thành phố. Khu vực phát triển đô thị có thể bao gồm một hoặc nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị.
Khu vực phát triển đô thị là gì? Việc thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Vốn đầu tư cho khu vực phát triển đô thị gồm các loại vốn nào?
Vốn đầu tư cho khu vực phát triển đô thị gồm các loại vốn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 11/2013/NĐ-CP như sau:
Vốn đầu tư cho phát triển đô thị
1. Vốn đầu tư cho khu vực phát triển đô thị bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn của các thành phần kinh tế khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được sử dụng các quỹ đầu tư hiện có (bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ phát triển đất, quỹ phát triển hạ tầng, quỹ phát triển nhà ở...) để tạo nguồn kinh phí đầu tư cho các khu vực phát triển đô thị.
Như vậy, theo quy định trên thì vốn đầu tư cho khu vực phát triển đô thị bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn của các thành phần kinh tế khác
Việc thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị gồm các nội dung nào?
Việc thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị gồm các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 11/2013/NĐ-CP, khoản 10 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, điểm a và điểm b khoản 11 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực phát triển đô thị dưới đây sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều này:
b) Khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 2 tỉnh trở lên;
d) Khu vực phát triển đô thị có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các khu vực phát triển đô thị còn lại.
3. Các nội dung thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị:
a) Sự phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, định hướng quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, các quy hoạch và chiến lược phát triển ngành khác gắn với an ninh quốc phòng;
b) Sự phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt;
c) Tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị.
4. Số lượng hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị gửi về Bộ Xây dựng để thẩm định là 10 bộ.
5. Thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất tối đa không vượt quá 30 ngày làm việc.
6. Nội dung Dự thảo Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị thực hiện theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị gồm các nội dung sau:
- Sự phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, định hướng quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, các quy hoạch và chiến lược phát triển ngành khác gắn với an ninh quốc phòng;
- Sự phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt;
- Tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị.
Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị gồm các nội dung nào?
Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị gồm các nội dung được quy định tại Điều 11 Nghị định 11/2013/NĐ-CP như sau:
- Xác định danh mục các dự án trong khu vực phát triển đô thị trên cơ sở Quy hoạch phân khu đối với các đô thị loại IV trở lên, quy hoạch chung đối với các đô thị loại V và các khu vực có chức năng chuyên biệt.
- Xác định thứ tự đầu tư xây dựng, tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị, đảm bảo việc thực hiện các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khung và một số công trình hạ tầng xã hội cấp thiết của khu vực trước khi triển khai các dự án thành phần khác.
- Kế hoạch di dời, tái định cư.
- Kế hoạch vốn, mô hình huy động vốn.
- Tổ chức quản lý và thực hiện theo các mô hình huy động vốn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?