Không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng thì nhà thầu có bị phạt không?
- Không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng thì nhà thầu có bị phạt không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng là bao lâu?
- Thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản đối với nhà thầu không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng không?
Không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng thì nhà thầu có bị phạt không?
Mức xử phạt đối với nhà thầu không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng được quy định tại điểm a khoản 2, điểm c khoản 4 Điều 20 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì, khai thác, sử dụng công trình xây dựng
....
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành của nhà thầu;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành của nhà thầu với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
...
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, nhà thầu không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, và từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu là cá nhân.
Đồng thời nhà thầu vi phạm còn bị buộc xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành của nhà thầu.
Bảo hành công trình xây dựng (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng là 02 năm.
Thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản đối với nhà thầu không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng không?
Căn cứ Điều 72 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75, Điều 76, Điều 78, Điều 79 và Điều 80 Nghị định này.
2. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này.
3. Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
4. Công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà.
5. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 77 Nghị định này được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Theo Điều 73 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng (hoặc thanh tra viên Giao thông vận tải - Xây dựng)
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.000.000 đồng.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản đối với nhà thầu không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Tết gia đình 2025 Ất Tỵ? Lời chúc gia đình năm mới 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức ra sao?
- Tại sao không có 30 Tết trong 9 năm tới? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức của CBCCVC và người lao động?
- Mâm cúng giao thừa có gì? Cúng giao thừa trong dịp Tết Nguyên Đán có phải là mê tín dị đoan không?
- Lời chúc tất niên cuối năm hay ý nghĩa, ấn tượng? Tổng hợp lời chúc tất niên công ty cuối năm độc đáo?
- Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?