Không trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người cung ứng khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng thì xử lý như thế nào?
Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 64 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
...
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
a) Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
b) Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.
Như vậy, theo quy định trên, khi đã ký hợp đồng sử dụng dịch vụ môi trường thì công ty du lịch đó có nghĩa vụ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho bạn.
Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định có những nghĩa vụ nào? (Hình từ Internet)
Người cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định có những quyền lợi nào?
Căn cứ Điều 65 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng;
c) Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
...
Theo quy định trên, thì bạn là người cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho công ty du lịch. Do đó, bạn có quyền yêu cầu công ty đó chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho mình theo đúng hạn hợp đồng.
Sử dụng dịch vụ môi trường rừng mà không chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng thì xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng như sau:
Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng
...
3. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như thì sau:
Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.
...
Như vậy, trong trường hợp của bạn, đã quá hạn 4 tháng mà công ty du lịch không chịu trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bạn với tổng số tiền 32 triệu thì công ty đó có thể chịu trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể là từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời công ty đó còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gồm:
(1) Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
(2) Chi trả tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tứ sắc là gì? Đánh bài tứ sắc có bị phạt không? Đánh bài tứ sắc có bị đi tù không theo quy định?
- Kiểm định thuốc thú y là gì? Kiểm định thuốc thú y nhằm mục đích gì? Thuốc thú y phải bảo đảm chất lượng thế nào?
- Sau bao lâu sẽ xóa nợ tiền chậm nộp thuế? Hồ sơ xóa nợ tiền chậm nộp thuế bao gồm những tài liệu giấy tờ gì?
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?