Không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển thì chủ tàu biển bị xử phạt thế nào?
- Không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển thì chủ tàu biển bị xử phạt thế nào?
- Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển là bao lâu?
Không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển thì chủ tàu biển bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 4 Điều 34 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền như sau:
Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hút thuốc ở nơi cấm hút thuốc hoặc đối với các hành vi vô ý có thể gây cháy, nổ trên tàu thuyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn ở những nơi dễ cháy, dễ nổ theo quy định;
b) Không có sơ đồ hệ thống kiểm soát cháy, bảng phân công chữa cháy hoặc bảng chỉ dẫn thao tác ở những vị trí trên tàu theo quy định;
c) Trang thiết bị chữa cháy đặt không đúng vị trí quy định trên tàu thuyền;
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền;
đ) Sử dụng trang thiết bị chữa cháy của tàu không đúng quy định;
e) Không thực hiện đúng quy trình bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị phòng chống cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định hoặc trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ không sử dụng được hoặc hết hạn sử dụng;
b) Không có kế hoạch ứng cứu phòng, chống cháy, nổ trong trường hợp khẩn cấp;
c) Tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên boong tàu, hầm hàng, buồng máy khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
d) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào mục đích khác;
đ) Không có trang thiết bị chữa cháy hoặc trang thiết bị chữa cháy không phù hợp hoặc không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hoặc hết hạn sử dụng theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chậm trễ hoặc không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở cầu cảng, vùng nước cảng biển.
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhân.
Đối với chủ tàu biển là tổ chức thì khi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Chữa cháy ở vùng nước cảng biển (Hình từ Internet)
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo quy định trên, chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 30.000.000 đồng đối với nhân, và cao nhất là 60.000.000 đồng đối với tổ chức nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt chủ tàu biển này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?