Không phải thực hiện thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải trong trường hợp nào theo quy định?
- Đối tượng nào chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý?
- Không phải thực hiện thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải trong trường hợp nào?
- Hồ sơ thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải bao gồm những tài liệu nào? Thủ tục tiến hành ra sao?
Đối tượng nào chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý?
Căn cứ tại Điều 38 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định chung về báo hiệu hàng hải:
Quy định chung về báo hiệu hàng hải
1. Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải phải thực hiện theo các quy định Nghị định này, pháp luật về đầu tư, xây dựng. Các báo hiệu hàng hải phải được bố trí tại các vị trí cần thiết nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải.
3. Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý.
4. Các doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải được giao quản lý vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải.
5. Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác luồng hàng hải công cộng, luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng hoặc tiến hành khảo sát, xây dựng, khai thác công trình trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập, quản lý, vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của báo hiệu hàng hải trên các luồng và vùng nước đó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được công bố.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.
Như vậy, Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý.
Đối tượng nào chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý? (Hình từ Internet)
Không phải thực hiện thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5a Điều 39 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 74/2023/NĐ-CP
Đối với các báo hiệu hàng hải thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hàng hải thỏa thuận bằng văn bản hoặc phê duyệt trong phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải theo Điều 40 của Nghị định này.
Hồ sơ thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải bao gồm những tài liệu nào? Thủ tục tiến hành ra sao?
Căn cứ tại Điều 40 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2023/NĐ-CP thì thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải như sau:
Về hồ sơ thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải, bao gồm:
- Đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 15 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính thiết kế kỹ thuật của báo hiệu hàng hải;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính sơ đồ, tọa độ vị trí thiết lập báo hiệu hàng hải.
Về thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải:
(1) Đối với báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập trong vùng nước cảng biển:
Bước 1: tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cảng vụ hàng hải.
Bước 2: Cảng vụ hàng hải tiếp nhận hồ sơ:
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải có văn bản chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(2) Đối với báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập ngoài vùng nước cảng biển hoặc hệ thống báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập nằm đồng thời trong vùng nước cảng biển và ngoài vùng nước cảng biển hoặc hệ thống báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập nằm đồng thời trong nhiều vùng nước cảng biển thuộc quản lý của các Cảng vụ hàng hải:
Bước 1: tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam.
Bước 2: Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ:
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?