Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp là gì?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp là bao lâu?
Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Hình thức xử phạt đối với hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp được quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định, đối với trường hợp không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp thì người nộp thuế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì mức phạt nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không? (Hình từ Internet)
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp là gì?
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp được quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
...
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định, ngoài việc bị phạt tiền thì người nộp thuế có hành vi hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
(1) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
(2) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
...
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế
...
Như vậy, theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp là 02 năm, kể từ ngày người nộp thuế có hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?