Không nộp đầy đủ giấy tờ xin việc, có được nhận lương thử việc? Nguyên tắc trả lương thử việc được quy định ra sao?

Tôi muốn hỏi khi không nộp đủ giấy tờ xin việc, có được nhận lương thử việc? Tôi thử việc được 6 ngày thì xin nghỉ luôn. Công ty lấy lý do tôi chưa nộp đủ giấy tờ khi xin việc nên không trả lương thử việc cho tôi và hứa hẹn nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa trả. Như vậy công ty có đúng không?

Nguyên tắc trả lương thử việc được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc trả lương như sau:

"1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định."

Không nộp đầy đủ giấy tờ xin việc, có được nhận lương thử việc?

Không nộp đầy đủ giấy tờ xin việc, có được nhận lương thử việc?

Không nộp đầy đủ giấy tờ xin việc, có được nhận lương thử việc?

Căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định kết thúc thời gian thử việc như sau:

"1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường."

Bên cạnh đó, theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc, cụ thể:

"Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó."

Ngoài ra, Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, người lao động phải nộp một số giấy tờ về lý lịch, bằng cấp, giấy khám sức khỏe… nếu bạn không nộp đủ các giấy tờ khi xin việc mà doanh nghiệp vẫn để bạn làm việc thì là trách nhiệm của doanh nghiệp. Đồng thời hiện nay không có quy định nào của pháp luật về việc người lao động không nộp các giấy tờ khi xin việc thì không được trả lương. Nên hành vi không trả lương của công ty bạn là trái pháp luật. Trường hợp bạn không được trả lương đầy đủ, trước hết bạn cần làm đơn gửi Phòng Lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở (thường có hoà giải viên lao động) yêu cầu hoà giải về việc không được trả lương đầy đủ. Nếu sau 5 ngày làm việc kể từ khi gửi đơn mà hòa giải viên lao động không hoà giải hoặc hoà giải không thành thì bạn được quyền khởi kiện công ty ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu toà tuyên buộc công ty phải trả lương cho bạn đầy đủ.

Về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp không trả lương thử việc được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:

"1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
5. Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
6. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
7. Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu Tòa án giải quyết."
Lương thử việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lương thử việc dưới 9 triệu/ tháng có phải khấu trừ thuế TNCN không?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động thử việc là bao nhiêu?
Pháp luật
Lương thử việc của người lao động có thể bị khấu trừ để đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định không?
Pháp luật
Thời gian thử việc tối thiểu theo quy định hiện nay? Mức lương thử việc tối thiểu là 85% lương đúng không?
Pháp luật
Lương thử việc của người lao động thấp hơn 85% tiền lương chính thức khi nào thì không bị xem là vi phạm quy định pháp luật?
Pháp luật
Công ty trả lương thử việc thấp hơn 85% hoặc không trả lương thử việc thì người lao động phải làm thế nào?
Pháp luật
Không nộp đầy đủ giấy tờ xin việc, có được nhận lương thử việc? Nguyên tắc trả lương thử việc được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lương thử việc
10,803 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương thử việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương thử việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào