Không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Định kỳ bao lâu thì doanh nghiệp phải gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên?
- Không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên không?
Định kỳ bao lâu thì doanh nghiệp phải gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên?
Theo Điều 93 Luật Phá sản 2014 quy định về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh như sau:
Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.
Theo quy định trên, doanh nghiệp phải gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên định kỳ 06 tháng một lần.
Và sau đó Quản tài viên có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.
Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (Hình từ Internet)
Không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Điều 77 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh như sau:
Hành vi vi phạm quy định về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong thời hạn quy định.
Theo đó, doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên trong thời hạn quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên không?
Căn cứ khoản 5 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp:
a) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; các Điều 75, 76 và 77 Nghị định này;
b) Chánh án Tòa án cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; khoản 1 Điều 75; Điều 76 và Điều 77 Nghị định này;
c) Chánh án Tòa án cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 56, 57, 66, 67, 69, 71, 72, 73, 75, 76 và 77; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về quyền của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Toà án
1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên trong thời hạn quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng nên Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?