Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội là hành vi như thế nào? Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động có bị phạt tù?

Tôi có thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội là hành vi như thế nào? Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động có bị phạt tù không? Cau hỏi của chị N.T.N.Y từ Phan Thiết.

Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội là hành vi như thế nào?

Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 2 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP như sau:

Về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự
...
12. Không đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người sử dụng lao động không gửi hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động hoặc có gửi hồ sơ và đã xác định rõ, đầy đủ số người phải đóng hoặc các khoản phải đóng, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp, nhưng không đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.
13. Không đóng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là việc người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp nhưng chỉ đóng một phần tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.
14. 06 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự được xác định là 06 tháng liên tục hoặc 06 tháng cộng dồn trở lên.
...

Như vậy, không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội được hiểu là việc người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp nhưng chỉ đóng một phần tiền bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.

Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội là hành vi như thế nào? Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động có bị phạt tù?

Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội là hành vi như thế nào? (Hình từ Internet)

Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động có bị phạt tù không?

Tội không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
...

Như vậy, theo quy định, người nào có hành vi không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động từ 06 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động, người phạm tội có bị cấm đảm nhiệm chức vụ không?

Tội không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
...
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Như vậy, theo quy định, ngoài hình thức phạt tù, người không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có đóng BHXH không? Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có cần thử việc?
Pháp luật
Cách tính thưởng Tết cho nhân viên đơn giản? Tiền thưởng Tết có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
Pháp luật
Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
Pháp luật
Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Bảo hiểm thương mại là gì? Đặc điểm của bảo hiểm thương mại là gì? Bảo hiểm thương mại được phân loại như thế nào?
Pháp luật
Đóng trùng bảo hiểm xã hội người lao động có được hoàn trả tiền hay không? Những trường hợp nào người lao động được hoàn trả bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Công ty được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi hết thời hạn tạm dừng có cần phải đóng bù không?
Pháp luật
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
883 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào