Không đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng đúng không?
- Không đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng đúng không?
- Thời điểm tính thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu khi nào?
- Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu không?
Không đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng đúng không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) vi phạm các quy định về đăng ký sĩ quan dự bị như sau:
Vi phạm quy định về đăng ký sĩ quan dự bị
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu;
b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về bản thân và gia đình;
c) Không thực hiện đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
d) Không đăng ký vắng mặt tại nơi cư trú hoặc nơi công tác
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành việc đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Căn cứ quy định trên thì người không thực hiện đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu có thể bị xử phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị buộc chấp hành việc đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị theo đúng như quy định.
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu khi nào?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể như sau:
...
4. Hành vi phạm hành chính quy định về thời gian có mặt đăng ký; kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quy định về thời gian đăng ký, đào tạo, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với dự bị động viên và dân quân tự vệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4; khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, hành vi không thực hiện đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu là thời hiệu xử phạt hành chính được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Không đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng đúng không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu không?
Theo khoản 1 Điều 43a Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 38 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16, Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21a, Điều 22, Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 10 trong phạm vi địa bàn quản lý.
Theo điểm b khoản 2 Điều 37 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
...
Theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có được thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể?
- Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những gì? Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?
- Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?