Không cung cấp thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói khi làm căn cước có vi phạm quy định pháp luật?
- Không cung cấp thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói khi làm căn cước có vi phạm quy định pháp luật?
- Người dân có thể đề nghị thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói thông qua ứng dụng VNeID không?
- Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập phải đáp ứng điều kiện gì?
Không cung cấp thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói khi làm căn cước có vi phạm quy định pháp luật?
Theo quy định tại Điều 15 Luật Căn cước 2023 thì như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật này.
2. Thông tin nhân dạng.
3. Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
4. Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.
5. Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.
Theo đó, thông tin sinh trắc học trong Cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023 như sau:
Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây:
a) Từ việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
b) Từ tàng thư căn cước; hồ sơ cấp, quản lý thẻ căn cước; hồ sơ cấp, quản lý giấy chứng nhận căn cước;
c) Từ cá nhân là chủ thể của thông tin, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thông tin sinh trắc học về giọng nói và ADN là những thông tin mà người dân không bắt buộc phải cung cấp khi thực hiện thủ tục làm thẻ.
Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói chỉ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc được thu thập trong trường hợp:
- Khi thực hiện trưng cầu giám định đối với người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; hoặc
- Khi cơ quan, tổ chức thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước.
Thay vào đó, tại điểm b Điều 23 Luật Căn cước 2023 có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được thực hiện như sau:
...
b) Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước;
...
Theo đó, người dân bắt buộc phải cung cấp 03 thông tin sinh trắc học khi làm thẻ Căn cước bao gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt.
Không cung cấp thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói khi làm căn cước có vi phạm quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Người dân có thể đề nghị thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói thông qua ứng dụng VNeID không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Thu thập, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 12, khoản 15 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 Luật Căn cước được thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thông tin quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều 9 Luật Căn cước được thu thập, cập nhật từ tàng thư, công tác giải quyết thủ tục về căn cước.
2. Thông tin về nhân dạng, thông tin sinh trắc học về vân tay, ảnh khuôn mặt, mống mắt được thu thập, cập nhật khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân.
3. Công dân đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia.
...
Theo đó, người dân có thể đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói theo 02 hình thức đó là:
- Trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.
- Thông qua ứng dụng định danh quốc gia - VNeID.
Như vậy, người dân có thể đề nghị thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói qua ứng dụng ứng dụng định danh quốc gia VNeID.
Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập vào Cơ sở dữ liệu căn cước phải đáp ứng được điều kiện sau:
- Cơ quan, tổ chức xét nghiệm, phân tích, tạo lập dữ liệu phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Công an hướng dẫn;
- Thông tin tạo lập phải bảo đảm giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; bảo đảm xác định duy nhất công dân đó trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?