Không có con, chỉ có chồng là liệt sĩ, không tái giá thì có được tặng hoặc truy tặng danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng' hay không?
- Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" được thực hiện như thế nào?
- Không có con, chỉ có chồng là liệt sĩ, không tái giá thì có được tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" hay không?
Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng gồm những gì?
Theo Điều 4 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định về hồ sơ xét tặng như sau:
“Điều 4. Hồ sơ xét duyệt và đề nghị
1. Hồ sơ xét duyệt, gồm:
a) Bản khai cá nhân theo Mẫu số 01a/BMAH; thân nhân của bà mẹ kê khai theo Mẫu số 01b/BMAH, kèm theo giấy ủy quyền theo Mẫu số 02/BMAH;
b) Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công, Giấy chứng nhận thương binh có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng, gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Biên bản xét duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 03/BMAH;
c) Tờ trình kèm theo danh sách theo Mẫu số 04/BMAH đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Theo đó, hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng, gồm:
+ Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
+ Biên bản xét duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 03/BMAH;
+ Tờ trình kèm theo danh sách theo Mẫu số 04/BMAH đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
Trình tự, thủ tục xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” như sau:
- Bà mẹ hoặc thân nhân của bà mẹ lập bản khai cá nhân hoặc thân nhân (01 bản chính) kèm theo giấy tờ làm căn cứ xét duyệt (03 bộ), nộp về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bà mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với bà mẹ còn sống) hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người được ủy quyền kê khai.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:
+ Tổ chức họp xét duyệt hồ sơ của từng trường hợp đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” với thành phần đại diện cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quân sự, công an và các đoàn thể có liên quan;
+ Lập hồ sơ (03 bộ), ký Tờ trình kèm theo danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo cơ quan được giao tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định theo quy định;
+ Ký Tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ (03 bộ) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo cơ quan được giao tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định theo quy định;
+ Ký Tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ (03 bộ) trình Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Nội vụ trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
- Một số quy định chung:
+ Thời gian xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” hàng năm được tiến hành 03 đợt vào các dịp: Ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4; ngày Quốc khánh 02 tháng 9 và Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12;
+ Trường hợp người kê khai không lưu giữ được giấy tờ làm căn cứ xét duyệt theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì có đơn gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận để làm căn cứ lập hồ sơ;
+ Trường hợp người con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh hoặc cư trú ở địa phương khác thì có đơn gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý thương binh xác nhận để làm căn cứ lập hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xét duyệt trả lại hồ sơ và thông báo lý do bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng thì yêu cầu kiểm tra, xác minh làm rõ.
Không có con, chỉ có chồng là liệt sĩ, không tái giá thì có được tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" hay không?
Theo khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh 05/2012/UBTVQH13 quy định như sau:
Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
- Có 2 con trở lên là liệt sĩ;
- Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ;
- Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
- Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Theo đó, trường hợp nêu trên, không có con mà chỉ có chồng hi sinh, không đủ điều kiện để phong danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Tuy nhiên, trường hợp trên sẽ được xem xét thuộc các đối tượng được hỗ trợ khác của nhà nước theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?