Không có bằng đại học có được làm thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước hay không?
- Không có bằng đại học có được làm thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước hay không?
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước?
- Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước là bao lâu?
- Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước?
Không có bằng đại học có được làm thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước hay không?
Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước căn cứ Điều 93 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Không phải là người quản lý doanh nghiệp thành viên.
5. Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
6. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
7. Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Do đó, theo quy định trên thì không có quy định nào đề cập không có bằng đại học thì không được trở thành thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước mà xét về trình độ thì có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp. Anh căn cứ quy định trên để nắm rõ hơn thông tin.
Thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước?
Thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 96 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
1. Tham dự cuộc họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
2. Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép, trích lục sổ ghi chép và theo dõi hợp đồng, giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của công ty.
3. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước có những quyền và nghĩa vụ như sau:
- Tham dự cuộc họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép, trích lục sổ ghi chép và theo dõi hợp đồng, giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của công ty.
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước là bao lâu?
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại một công ty, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
Theo đó, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước là không quá 05 năm.
Lưu ý:
Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại một công ty, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước?
Cụ thể tại Điều 92 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp.
- Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;
+ Quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty;
+ Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty;
+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?