Không chấp nhận người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử thì Nước tiếp nhận có cần cho Nước cử biết lý do không?
- Nước tiếp nhận không chấp nhận người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử thì có cần cho Nước cử biết lý do?
- Nước cử có thể bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao sau khi thực hiện thủ tục gì?
- Việc đến và đi hẳn của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao thì Nước tiếp nhận phải thông báo với cơ quan nào của Nước cử?
Nước tiếp nhận không chấp nhận người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử thì có cần cho Nước cử biết lý do?
Căn cứ theo khoản a Điều 1 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
"Người đứng đầu cơ quan đại diện" là người được Nước cử đi giao cho nhiệm vụ hoạt động với tư cách đó;
Và căn cứ theo Điều 4 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nước cử đi phải nắm chắc rằng người mình định bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại Nước tiếp nhận đã được nước đó chấp thuận.
2. Nước tiếp nhận không bắt buộc phải cho Nước cử đi biết lý do việc từ chối chấp thuận.
Theo đó thì người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là người được Nước cử đi giao cho nhiệm vụ hoạt động với tư cách đó.
Như vậy, Nước tiếp nhận không chấp nhận người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử thì không bắt buộc phải cho Nước cử đi biết lý do việc từ chối chấp thuận.
Nước cử đi phải nắm chắc rằng người mình định bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại Nước tiếp nhận đã được nước đó chấp thuận.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Nước cử có thể bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao sau khi thực hiện thủ tục gì?
Căn cứ theo Điều 5 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nước cử đi, sau khi thông báo hợp lệ cho các nước tiếp nhận hữu quan, có thể bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện hoặc cử bất cứ một cán bộ ngoại giao nào, tuỳ theo trường hợp tại một hoặc nhiều nước, trừ khi trong số các nước tiếp nhận có nước phản đối một cách rõ ràng.
2. Nếu Nước cử đi bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện tại một hay nhiều nước khác thì Nước cử đi có thể lập một cơ quan đại diện ngoại giao do một đại biện lâm thời phụ trách tại mỗi nước, nơi mà người đứng đầu cơ quan đại diện không có trụ sở thường trú.
3. Người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện có thể đại diện cho Nước cử đi bên cạnh bất cứ một tổ chức quốc tế nào.
Như vậy, Nước cử có thể bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao sau khi thông báo hợp lệ cho các nước tiếp nhận hữu quan.
Nếu Nước cử đi bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện tại một hay nhiều nước khác thì Nước cử đi có thể lập một cơ quan đại diện ngoại giao do một đại biện lâm thời phụ trách tại mỗi nước, nơi mà người đứng đầu cơ quan đại diện không có trụ sở thường trú.
Việc đến và đi hẳn của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao thì Nước tiếp nhận phải thông báo với cơ quan nào của Nước cử?
Căn cứ theo Điều 10 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận được thông báo về:
a) Việc cử các thành viên của cơ quan đại diện, việc họ đến và đi hẳn hoặc việc họ thôi giữ chức vụ trong cơ quan đại diện;
b) Việc đến và đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện và, nếu có, việc một người trở thành hoặc thôi không còn là người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện;
c) Việc đến và đi hẳn của những người phục vụ riêng cho những người nêu ở Đoạn a trên đây và, nếu có, việc họ thôi không phục vụ những người đó nữa;
d) Việc tuyển dụng và cho thôi việc những người cư trú tại nước tiếp nhận với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện hoặc với tư cách là người phục vụ riêng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ.
2. Mỗi khi có thể được, phải thông báo trước việc đến và đi hẳn.
Theo đó, việc đến và đi hẳn của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao thì Nước tiếp nhận phải thông báo với Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận.
Và việc phải thông báo này được thực hiện trước việc đến và đi hẳn mỗi khi có thể đươc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng dân sự là gì? Quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hội viên Hội công chứng viên phải báo cáo với ai về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu?
- Có xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với người nước ngoài không? Có mấy hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Thuế suất thuế GTGT hoạt động xây dựng từ 1/7/2025 là bao nhiêu? Thuế VAT tháng 7 2025 là bao nhiêu?