Không áp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng trong trường hợp nào? Trường hợp ủy thác nhập khẩu xăng thì ai phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Không áp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
...
Theo đó, xăng (trừ etanol) thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 có quy định như sau:
Đối tượng không chịu thuế
1. Hàng hóa không quy định tại Điều 3 của Luật này không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
2. Hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật này không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Chiếu theo các quy định nêu trên, không áp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng trong các trường hợp sau đây:
- Xăng dầu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam (quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới, gồm cả trường hợp đã đưa vào kho ngoại quan) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Xăng dầu quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
- Xăng dầu tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Xăng dầu xuất khẩu ra nước ngoài do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Không áp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng trong trường hợp nào? Trường hợp ủy thác nhập khẩu xăng thì ai phải chịu thuế bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)
Trường hợp ủy thác nhập khẩu xăng thì ai phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, cụ thể như sau:
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;
b) Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Chiếu theo quy định nêu trên, trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa là xăng thì người nhận ủy thác nhập khẩu xăng phải nộp thuế bảo vệ môi trường.
Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng nhập khẩu để bán là thời điểm nào?
Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 9 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, cụ thể như sau:
Thời điểm tính thuế
1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
2. Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Chiếu theo quy định trên, thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng nhập khẩu để bán là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?