Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những hoạt động gì?
- Ai có quyền tổ chức các Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những hoạt động gì?
- Tổ chức phát động phong trào thi đua trong Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là trách nhiệm của ai?
Ai có quyền tổ chức các Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Tổ chức các Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Khối thi đua
1. Tổ chức Khối thi đua
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các Khối thi đua thường xuyên hàng năm gồm: Khối thi đua các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Khối thi đua các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo quyết định riêng của Bộ trưởng.
...
Theo quy định trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các Khối thi đua thường xuyên hàng năm gồm:
- Khối thi đua các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Khối thi đua các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo quyết định riêng của Bộ trưởng.
Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những hoạt động gì?
Hoạt động của Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Khối thi đua
...
2. Hoạt động của Khối thi đua
a) Hội thảo, tọa đàm về thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý phù hợp với thực tiễn của từng Khối;
b) Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Khối;
c) Bầu Khối trưởng, Khối phó luân phiên hàng năm;
a) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ.
...
Như vậy, Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những hoạt động sau:
- Hội thảo, tọa đàm về thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý phù hợp với thực tiễn của từng Khối;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Khối;
- Bầu Khối trưởng, Khối phó luân phiên hàng năm;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ.
Tổ chức phát động phong trào thi đua trong Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là trách nhiệm của ai?
Quyền hạn, trách nhiệm của Khối trưởng, Khối phó Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT dưới đây:
Khối thi đua
...
3. Quyền hạn, trách nhiệm của Khối trưởng
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung và các chỉ tiêu thi đua để ký kết giao ước thi đua; quy chế hoạt động của Khối; các tiêu chí, thang điểm để chấm điểm, bình bầu danh hiệu thi đua;
b) Tổ chức ký kết giao ước thi đua, phát động phong trào thi đua trong Khối; phối hợp tổ chức các hoạt động chung trong Khối;
c) Chủ trì chấm điểm thi đua, bình chọn, suy tôn đơn vị có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Quyền hạn, trách nhiệm của Khối phó
a) Phối hợp với Khối trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình và Điều hành hoạt động của Khối;
b) Giải quyết công việc khi Khối trưởng ủy quyền.
5. Quyền hạn, trách nhiệm của thủ trưởng các thành viên trong Khối thi đua
a) Đăng ký nội dung, chỉ tiêu thi đua gửi Khối trưởng;
b) Tham gia xây dựng nội dung, các tiêu chí thi đua, thang điểm, đánh giá, triển khai thực hiện các nội dung đã ký kết giao ước thi đua; tổ chức phát động thi đua trong đơn vị;
c) Phổ biến, giới thiệu các mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm mới có hiệu quả trong Khối;
d) Tham gia đầy đủ và có trách nhiệm các hoạt động của Khối; báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua; tự chấm điểm thi đua theo nội dung, tiêu chí thi đua đã đăng ký và gửi báo cáo cho Khối trưởng đúng thời gian quy định.
Theo quy định trên, tổ chức ký kết giao ước thi đua, phát động phong trào thi đua trong Khối là trách nhiệm của Khối trưởng Khối thi đua thường xuyên hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngoài ra, Khối trưởng Khối thi đua còn có các quyền hạn và trách nhiệm sau
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung và các chỉ tiêu thi đua để ký kết giao ước thi đua; quy chế hoạt động của Khối; các tiêu chí, thang điểm để chấm điểm, bình bầu danh hiệu thi đua;
- Phối hợp tổ chức các hoạt động chung trong Khối;
- Chủ trì chấm điểm thi đua, bình chọn, suy tôn đơn vị có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Lưu ý: Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT không áp dụng đối với công tác thi đua xét tặng Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam”, Danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?