Khối lượng gỗ tròn thu được sau khi khai thác lâm sản được xác định bằng phương pháp nào theo quy định hiện nay?

Cho tôi hỏi nếu muốn xác định khối lượng của số gỗ tròn tự nhiên thu được sau khi khai thác lâm sản thì có thể sử dụng những phương pháp nào để xác định? Khi lập bảng kê lâm sản cho số lượng gỗ này cần nêu được những thông tin gì trong bảng kê? Câu hỏi của chị H.H từ Lâm Đồng

Gỗ tròn trong hoạt động khai thác lâm sản là gì?

Định nghĩa về gỗ tròn trong hoạt động khai thác lâm sản được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Cơ quan Kiểm lâm sở tại là Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
2. Gỗ tròn là gỗ nguyên khai, gỗ lóc lõi còn nguyên hình dạng sau khai thác chưa cắt khúc hoặc đã cắt khúc có kích thước thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 10 centimét (cm) đến dưới 20 cm và chiều dài từ 01 mét (m) trở lên;
b) Gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên và chiều dài từ 30 cm trở lên;
c) Gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên và chiều dài từ 01 m trở lên.
3. Gỗ xẻ, gỗ đẽo là gỗ đã bị tác động thành gỗ có hình dạng thanh, tấm, hộp, tròn, khối trụ đa giác hoặc hình thù khác.
...

Như vậy, gỗ tròn trong hoạt động khai thác lâm sản được hiểu là gỗ nguyên khai, gỗ lóc lõi còn nguyên hình dạng sau khai thác chưa cắt khúc hoặc đã cắt khúc có kích thước thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 10 centimét (cm) đến dưới 20 cm và chiều dài từ 01 mét (m) trở lên;

(2) Gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên và chiều dài từ 30 cm trở lên;

(3) Gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên và chiều dài từ 01 m trở lên.

Khối lượng gỗ tròn thu được sau khi khai thác lâm sản được xác định bằng phương pháp nào theo quy định hiện nay?

Khối lượng gỗ tròn thu được sau khi khai thác lâm sản được xác định bằng phương pháp nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Khối lượng gỗ tròn tự nhiên thu được sau khi khai thác lâm sản được xác định bằng phương pháp nào?

Việc xác định khối lượng số gỗ tròn thu được sau khi khai thác sản được thực hiện theo phương pháp tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:

Xác định số lượng, khối lượng lâm sản
1. Phương pháp đo, tính khối lượng gỗ tròn:
a) Chiều dài: Đo khoảng cách ngắn nhất giữa mặt cắt ngang ở hai đầu của lóng gỗ. Nếu mặt cắt ngang của đầu gỗ bị nghiêng, bị lõm thì đo ở vị trí có chiều dài ngắn nhất giữa hai đầu lóng gỗ. Đơn vị tính là m, lấy số nguyên và hai số hàng thập phân sau số hàng đơn vị;
b) Đường kính: Đo ở hai đầu lóng gỗ (trừ phần vỏ cây); mỗi đầu lóng gỗ đo ở hai vị trí có đường kính lớn nhất và nhỏ nhất sau đó tính trị số trung bình cộng để xác định đường kính của mỗi đầu lóng gỗ; đường kính trung bình của lóng gỗ được tính bằng trị số trung bình cộng đường kính của hai đầu lóng gỗ; đơn vị đo là cm; lấy số nguyên và một số hàng thập phân sau số hàng đơn vị;
c) Khối lượng được xác định theo thể tích gỗ:
Phương pháp xác định khối lượng gỗ
Trong đó:
V: Thể tích mét khối (m3), lấy số nguyên và ba số hàng thập phân sau số hàng đơn vị
π: Hằng số pi (π = 3,14)
Dtb: Đường kính trung bình của lóng gỗ (m)
l: Chiều dài ngắn nhất giữa hai mặt cắt (m)
d) Sai số tính thể tích gỗ trong mỗi lần đo đối với từng khúc, lóng gỗ tròn, gỗ khối trụ tròn là mười phần trăm (±10%).
...

Dựa theo quy định nêu trên thì khối lượng gỗ tròn tự nhiên thu được sau khi khai thác lâm sản sẽ được xác định theo thể tích gỗ thông qua công thức sau:

Phương pháp xác định khối lượng gỗ

Trong đó:

(1) V: Thể tích mét khối (m3), lấy số nguyên và ba số hàng thập phân sau số hàng đơn vị

(2) π: Hằng số pi (π = 3,14)

(3) Dtb: Đường kính trung bình của lóng gỗ (m)

Đo ở hai đầu lóng gỗ (trừ phần vỏ cây); mỗi đầu lóng gỗ đo ở hai vị trí có đường kính lớn nhất và nhỏ nhất sau đó tính trị số trung bình cộng để xác định đường kính của mỗi đầu lóng gỗ;

Đường kính trung bình của lóng gỗ được tính bằng trị số trung bình cộng đường kính của hai đầu lóng gỗ; đơn vị đo là cm; lấy số nguyên và một số hàng thập phân sau số hàng đơn vị.

(4) l: Chiều dài ngắn nhất giữa hai mặt cắt (m)

Đo khoảng cách ngắn nhất giữa mặt cắt ngang ở hai đầu của lóng gỗ. Nếu mặt cắt ngang của đầu gỗ bị nghiêng, bị lõm thì đo ở vị trí có chiều dài ngắn nhất giữa hai đầu lóng gỗ.

Đơn vị tính là m, lấy số nguyên và hai số hàng thập phân sau số hàng đơn vị.

Lưu ý: Sai số tính thể tích gỗ trong mỗi lần đo đối với từng khúc, lóng gỗ tròn, gỗ khối trụ tròn là mười phần trăm (±10%).

Trong bảng kê lâm sản áp dụng đối với gỗ tròn tự nhiên thu được sau khi khai thác lâm sản cần nêu những thông tin gì?

Bảng kê lâm sản áp dụng đối với gỗ tròn tự nhiên thu được sau khi khai thác lâm sản được lập theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể làm mẫu sau:

BẢNG KÊ LÂM SẢN  (Áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, cây thân gỗ)

Theo đó, trong bảng kê lâm sản thì người lập cần nêu các nội dung như:

(1) Thông tin chủ lâm sản;

(2) Thông tin tổ chức, cá nhân mua/nhận chuyển giao quyền sở hữu:

(3) Thông tin vận chuyển (nếu có);

(4) Thông tin về nguồn gốc gỗ thu được;

(5) Thông tin chi tiết về loại gỗ thu được sau khi khai thác lâm sản.

Thực vật rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Đề nghị cấp mã số cơ sở trồng các loại thực vật rừng hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 3 CITES là mẫu nào? Tải về mẫu đơn tại đâu?
Pháp luật
Mẫu phương án trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm 2A vì mục đích thương mại là mẫu nào?
Pháp luật
Thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm Nhóm 1A gồm những loài nào? Mẫu phương án trồng các loài thực vật rừng thuộc nhóm này?
Pháp luật
Phương án khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng đặc dụng để phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ sẽ do cơ quan nhà nước nào phê duyệt?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi cơ sở trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là mẫu nào? Lưu ý khi lập báo cáo?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi cơ sở nhân giống nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực vật hoang dã thuộc phụ lục CITES?
Pháp luật
Chủ rừng để khai thác thực vật rừng có cần phải quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với trường hợp khai thác tận dụng gỗ không?
Pháp luật
Hộ gia đình khi khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng trồng phòng hộ do mình tự đầu tư thì có phải lập phương án khai thác xin phê duyệt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực vật rừng
2,868 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực vật rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực vật rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào