Khối lượng công việc tăng thêm trong hợp đồng thi công nằm ngoài chuyên môn của nhà thầu chính thì có thể thuê nhà thầu phụ đảm nhận hay không?
Hợp đồng thi công sẽ bao gồm những nội dung nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về nội dung của hợp đồng thi công như sau:
Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công
1. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan.
Nội dung công việc của hợp đồng thi công có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số công việc sau:
a) Bàn giao và tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng, tiếp nhận và bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.
b) Cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công để thi công xây dựng công trình theo hợp đồng.
c) Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
d) Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm, tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
đ) Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
e) Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).
g) Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng.
h) Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng Mục công trình, công trình xây dựng.
i) Thực hiện các công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;
k) Bảo vệ công trường, mặt bằng thi công trong phạm vi hợp đồng thi công;
l) Thực hiện các công tác bảo đảm an ninh trật tự cho khu vực công trường;
m) Hợp tác với các nhà thầu khác trên công trường (nếu có);
n) Thu dọn công trường và bàn giao sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành.
o) Các công việc khác trong quá trình thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận của hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp đồng và quy định của pháp luật.
...
Theo đó, hợp đồng thi công sẽ bao gồm những nội dung theo quy định pháp luật vừa nêu trên.
Trong hợp đồng thi công chính có được phép lập thêm hợp đồng phụ hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về việc lập hợp đồng phụ trong hợp đồng thi công chính như sau:
Hợp đồng thầu phụ
1. Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:
a) Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.
b) Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
c) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
d) Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.
đ) Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.
Khi thương thảo, ký kết hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu phải nêu cụ thể danh sách, phạm vi công việc, giá trị dự kiến giao nhà thầu phụ thực hiện đã đề xuất trong Hồ sơ dự thầu. Khi bổ sung công việc cho nhà thầu phụ ngoài phạm vi công việc đã được chủ đầu tư chấp thuận, tổng thầu, nhà thầu chính phải báo cáo để chủ đầu tư xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.
Theo quy định trên thì một hợp đồng thi công chính có thể có nhiều hợp đồng phụ.
Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định nêu trên.
Khối lượng công việc tăng thêm trong hợp đồng thi công nằm ngoài chuyên môn của nhà thầu chính thì có thể thuê nhà thầu phụ đảm nhận hay không?
Thuê nhà thầu phụ (Hình từ internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về nhà thầu phụ như sau:
Hợp đồng thầu phụ
...
2. Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có)
a) Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu.
b) Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định, thì các bên hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ;
c) Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.
...
Từ quy định trên thì trường hợp hợp đồng thi công phát sinh thêm khối lượng công việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao mà nhà thầu chính không đáp ứng được thì chủ đầu tư sẽ chỉ định nhà thầu phụ hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để đảm nhận công việc đó.
Theo đó, trong trường hợp nhà thầu chính là bạn không đáp ứng được công việc phát sinh thì có thể đề nghị chủ đầu tư chỉ định nhà thầu phụ để đảm nhận phần công việc chuyên môn phát sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?