Khoáng sản độc hại là gì? Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc quản lý khoáng sản độc hại?
Khoáng sản độc hại là gì?
Khoáng sản độc hại được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoáng sản độc hại là loại khoáng sản có chứa một trong các nguyên tố Thủy ngân, Arsen, Uran, Thori, nhóm khoáng vật Asbet mà khi khai thác, sử dụng phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
2. Khoáng sản đi kèm là loại khoáng sản khác, nằm trong khu vực khai thác, thu hồi được khi khai thác khoáng sản chính đã xác định trong Giấy phép khai thác khoáng sản, kể cả khoáng sản khác ở bãi thải của mỏ đang hoạt động mà tại thời điểm đó xác định việc khai thác, sử dụng loại khoáng sản này có hiệu quả kinh tế.
3. Khoáng sản nguyên khai là sản phẩm tài nguyên của khoáng sản, đã khai thác, không còn ở trạng thái tự nhiên nhưng chưa qua đập, nghiền, sàng, phân loại hoặc các hoạt động khác để nâng cao giá trị khoáng sản sau khai thác.
...
Như vậy, khoáng sản độc hại là loại khoáng sản có chứa một trong các nguyên tố Thủy ngân, Arsen, Uran, Thori, nhóm khoáng vật Asbet mà khi khai thác, sử dụng phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
Khoáng sản độc hại là gì? (Hình từ Internet)
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc quản lý khoáng sản độc hại?
Trách nhiệm quản lý khoáng sản độc hại được quy định tại Điều 6 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm quản lý khoáng sản độc hại
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng và các khu vực bị ảnh hưởng, tác động bởi khoáng sản độc hại; đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo và bàn giao tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại có trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của khoáng sản độc hại tới môi trường khu vực và người dân địa phương; tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản độc hại chưa khai thác trên địa bàn địa phương theo quy định.
Như vậy, trong việc quản lý khoáng sản độc hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường có các trách nhiệm sau đây:
(1) Điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng và các khu vực bị ảnh hưởng, tác động bởi khoáng sản độc hại;
(2) Đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại;
(3) Thông báo và bàn giao tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại.
Cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại gây ô nhiễm môi trường mà thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục thì bị phạt thế nào?
Việc xử phạt đối với hành vi thăm dò khoáng sản độc hại được quy định tại Điều 34 Nghị định 36/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản độc hại
...
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà không thực hiện biện pháp khắc phục.
5. Hình thức phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; từ 03 tháng đến dưới 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; từ 06 tháng đến dưới 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định về áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại gây ô nhiễm môi trường mà thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản từ 09 tháng đến 12 tháng.
Ngoài ra, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có khuyến khích giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ không? Khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ cần điều kiện gì?
- Hướng dẫn cách tính tiền thưởng theo Nghị Định 73 2024 cho công chức, viên chức như thế nào?
- Mẫu bảng quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng? Tải mẫu?
- Lễ cúng ông Công ông Táo là gì? Cúng ông Công ông Táo Tết Nguyên đán vào ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán?
- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì? Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định như thế nào?