Khoản vay nước ngoài phải được giải quyết như thế nào nếu bên đi vay thực hiện chia tách doanh nghiệp?
- Khoản vay nước ngoài có phải là những khoản vay không được Chính phủ bảo lãnh hay không?
- Khoản vay nước ngoài phải được giải quyết như thế nào nếu bên đi vay thực hiện chia tách doanh nghiệp?
- Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay bị chia tách có trách nhiệm gì trong đối với việc xử lý khoản vay nước ngoài?
Khoản vay nước ngoài có phải là những khoản vay không được Chính phủ bảo lãnh hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-NHNN định nghĩa về khoản vay nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.
...
Theo định nghĩa trên thì ngoài các khoản vay không được Chính phủ bảo lãnh thì khoản vay nước ngoài còn bao gồm cả những khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua:
(1) Hợp đồng vay;
(2) Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm;
(3) Hợp đồng ủy thác cho vay;
(4) Hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.
Khoản vay nước ngoài phải được giải quyết như thế nào nếu bên đi vay thực hiện chia tách doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Khoản vay nước ngoài phải được giải quyết như thế nào nếu bên đi vay thực hiện chia tách doanh nghiệp?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định về việc thực hiện khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia tách như sau:
Thực hiện khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập
1. Khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài tiếp tục thực hiện trách nhiệm của bên đi vay theo quy định tại Thông tư này
2. Trường hợp chỉ có 01 tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài của bên đi vay bị chia, tách: bên cho vay, tổ chức mới thành lập sau khi chia, tổ chức bị tách, tổ chức được tách thỏa thuận bằng văn bản để xác định tổ chức sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên đi vay bị chia, tách trong khoản vay nước ngoài, đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp sau khi chia, tách có nhiều tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài:
a) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm phải thỏa thuận bàng văn bản về việc ủy quyền cho một tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này;
...
Theo đó, trong trường hợp tổ chức thực hiện khoản vay nước ngoài tiến hành chia tách doanh nghiệp thì sau khi chia tách, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài tiếp tục thực hiện trách nhiệm của bên đi vay
Ở tình huống này, trách nhiệm đối với khoản vay nước ngoài được xét theo hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất, nếu chỉ có 01 tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài của bên đi vay bị chia tách: bên cho vay, tổ chức mới thành lập sau khi chia, tổ chức bị tách, tổ chức được tách thỏa thuận bằng văn bản để xác định tổ chức sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên đi vay bị chia, tách trong khoản vay nước ngoài, đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp thứ hai, nếu các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm phải thỏa thuận bàng văn bản về việc ủy quyền cho một tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến khoản vay nước ngoài theo quy định.
Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay bị chia tách có trách nhiệm gì trong đối với việc xử lý khoản vay nước ngoài?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định về ngân hàng cung ứng dịch vụ như sau:
Thực hiện khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập
...
4. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tình hình rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài và/hoặc ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài để các bên có cơ sở tiếp tục thực hiện khoản vay, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài.
Như vậy, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay bị chia, tách có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tình hình rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài theo yêu cầu của:
- Tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài;
- Và/hoặc ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài.
Việc cung cấp thông tin là nhằm để các bên có cơ sở tiếp tục thực hiện khoản vay, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?