Khoản vay nước ngoài của tổ chức tín dụng không được Chính phủ bảo lãnh thì mới bắt buộc có phương án sử dụng vốn vay?
- Khoản vay nước ngoài của tổ chức tín dụng không được chính phủ bảo lãnh thì mới bắt buộc có phương án sử dụng vốn vay?
- Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
- Bên đi vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm như thế nào?
Khoản vay nước ngoài của tổ chức tín dụng không được chính phủ bảo lãnh thì mới bắt buộc có phương án sử dụng vốn vay?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Mục đích vay nước ngoài
...
2. Bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:
a) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo đó, bên đi vay là tổ chức tín dụng khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua phương án sử dụng vốn vay nước ngoài khi thực hiện mục đích bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay.
Ngoài ra tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Mục đích vay nước ngoài
...
4. Bên đi vay nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:
a) Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
b) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
c) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trong trường hợp vay nước ngoài cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì không chỉ khoản vay nước ngoài của tổ chức tín dụng thì mới bắt buộc có phương án sử dụng vốn vay mà bên đi vay bên đi vay nước ngoài không phải tổ chức tín dụng cũng phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua phương án sử dụng vốn vay trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay.
Khoản vay nước ngoài của tổ chức tín dụng không được chính phủ bảo lãnh thì mới bắt buộc có phương án sử dụng vốn vay? (Hình từ internet)
Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài
Bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liền trước thời điểm phát sinh khoản vay. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài là tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:
1. 30% đối với ngân hàng thương mại;
2. 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.
Theo đó, giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng cụ thể như sau:
- 30% đối với ngân hàng thương mại;
- 150% đối với tổ chức tín dụng khác.
*Lưu ý: Quy định về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài quy định tại Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Bên đi vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định về trách nhiệm của bên đi vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh có các trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ các quy định về điều kiện vay nước ngoài tại Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.
- Tự chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, giao dịch bảo đảm, phòng chống rửa tiền, pháp luật chuyên ngành, các quy định khác của pháp luật có liên quan và tập quán quốc tế khi ký kết và thực hiện khoản vay nước ngoài.
- Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của văn bản chứng minh mục đích vay nước ngoài và đảm bảo sử dụng vốn vay nước ngoài theo đúng văn bản chứng minh mục đích vay nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 4 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN.
- Lưu trữ đầy đủ chứng từ, tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay nước ngoài phù hợp với mục đích vay nước ngoài quy định tại Điều 14 và Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, chứng từ tài liệu liên quan đến việc thay đổi bảng kê nhu cầu sử dụng vốn (nếu có) theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN và xuất trình đầy đủ các tài liệu nêu trên để phục vụ việc thanh tra, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.
- Lập bảng theo dõi mỗi khoản tiền nhàn rỗi trong trường hợp gửi tiền có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo nguyên tắc sử dụng vốn quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN và xuất trình cùng với tài liệu chứng minh đáp ứng quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN để phục vụ việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?