Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước có được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã không?
Tài sản không chia là tài sản gì của hợp tác xã theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên là nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ giống nhau phát sinh thường xuyên, ổn định từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của thành viên, hợp tác xã thành viên. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì nhu cầu chung của thành viên là nhu cầu việc làm của thành viên trong hợp tác xã do hợp tác xã tạo ra.
2. Vốn góp tối thiểu là số vốn mà cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải góp vào vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên.
3. Vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên, hợp tác xã thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Tài sản không chia là một bộ phận tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được chia cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên hoặc khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động.
5. Hợp đồng dịch vụ là thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tài sản không chia là một bộ phận tài sản của hợp tác xã không được chia cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên hoặc khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động.
Tài sản không chia là tài sản gì của hợp tác xã theo quy định? (Hình từ Internet)
Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước có được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Hợp tác xã 2012 về việc huy động vốn và các khoản trợ cấp, hỗ trợ như sau:
Huy động vốn và các khoản trợ cấp, hỗ trợ
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, hợp tác xã thành viên.
Trường hợp huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp nhận các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Việc quản lý các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện như sau:
a) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại được tính vào số nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Việc quản lý, sử dụng các khoản trợ cấp, hỗ trợ có yếu tố nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, việc quản lý các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước của hợp tác xã được thực hiện như sau:
- Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã;
- Khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại được tính vào số nợ của hợp tác xã.
Theo đó, các khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã.
Việc góp vốn thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã có được sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 193/2013/NĐ-CP về góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp như sau:
Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp
1. Việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Được đại hội thành viên quyết định, thông qua;
b) Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với những ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp;
d) Tổng mức đầu tư của việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp không được vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất;
đ) Hoạt động kinh doanh có lãi từ ít nhất 02 năm liên tiếp gần nhất.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc góp vốn thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã không được sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?