Kho vật chứng của Bộ Quốc phòng phải đạt diện tích bao nhiêu mét vuông? Lệnh nhập kho phải đảm bảo ghi rõ những thông tin gì?
Nhà kho vật chứng của Bộ Quốc phòng được sử dụng vào mục đích gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 131/2014/TT-BQP định nghĩa về nhà kho vật chứng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kho vật chứng là nơi tập trung lưu giữ, bảo quản vật chứng phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
2. Vũ khí quân dụng là vũ khí sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.
5. Chất cháy bao gồm các loại thuốc phóng keo, thuốc phóng đen và thuốc hỏa thuật.
6. Cơ quan thụ lý vụ án bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
7. Cơ quan quản lý kho vật chứng là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh).
Từ quy định trên thì kho vật chứng của Bộ Quốc phòng được sử dụng để tập trung lưu giữ, bảo quản vật chứng phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Kho vật chứng của Bộ Quốc phòng phải đạt diện tích bao nhiêu mét vuông? Lệnh nhập kho phải đảm bảo ghi rõ những thông tin gì? (Hình từ Internet)
Kho vật chứng của Bộ Quốc phòng phải đạt diện tích bao nhiêu mét vuông?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về nhà kho vật chứng của Bộ Quốc phòng như sau:
Nhà kho vật chứng
1. Kết cấu nhà kho: Loại nhà kho cấp 3, diện tích sử dụng 40 m2, có ụ chống nổ lây xung quanh; nhà kho chia thành hai ngăn riêng biệt, mỗi ngăn rộng 20 m2, một ngăn để cất chứa vật chứng không có tính chất cháy, nổ và một ngăn để cất chứa vật chứng có tính chất cháy, nổ.
2. Vị trí xây dựng được quy hoạch trong khu vực kho vũ khí - đạn thuộc quyền; bảo đảm khoảng cách an toàn về chống nổ lây giữa các nhà kho, đối với khu dân cư và các công trình xung quanh.
3. Yêu cầu về nhà kho:
a) Bảo đảm bền vững, chống nóng, ẩm; chống cháy, nổ lây; chống sét; chống mất cắp, phá hoại; chống mối mọt và các côn trùng gây hại;
b) Xây dựng đúng quy cách theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng về nhà kho cất giữ vũ khí - đạn;
c) Thuận lợi cho việc xuất, nhập, bảo quản vật chứng, phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Theo đó, nhà kho vật chứng của Bộ Quốc phòng là loại nhà kho cấp 3, có diện tích sử dụng 40 m2, có ụ chống nổ lây xung quanh.
Nhà kho vật chứng được chia thành hai ngăn riêng biệt, mỗi ngăn rộng 20 m2, một ngăn để cất chứa vật chứng không có tính chất cháy, nổ và một ngăn để cất chứa vật chứng có tính chất cháy, nổ.
Ngoài yêu cầu về diện tích thì nhà kho vật chứng còn cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
(1) Bảo đảm bền vững, chống nóng, ẩm; chống cháy, nổ lây; chống sét; chống mất cắp, phá hoại; chống mối mọt và các côn trùng gây hại;
(2) Xây dựng đúng quy cách theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng về nhà kho cất giữ vũ khí - đạn;
(3) Thuận lợi cho việc xuất, nhập, bảo quản vật chứng, phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Lệnh nhập kho để đưa vật chứng vào kho vật chứng phải đảm bảo ghi rõ những thông tin gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về lệnh nhâp kho để đưa vật chứng vào kho vật chứng như sau:
Trình tự, thủ tục giao, nhận vật chứng
1. Khi cần đưa vật chứng nhập kho, xuất kho, để phục vụ hoạt động tố tụng hoặc chuyển giao sang kho vật chứng khác, Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án phải có lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho;
Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho phải ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, lý do, thời gian nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người giao hoặc nhận lệnh nhập kho, lệnh xuất kho, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và đóng dấu của cơ quan thụ lý vụ án;
Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho thực hiện theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khi giao hoặc nhận vật chứng tại kho vật chứng, người giao hoặc nhận phải xuất trình lệnh nhập, xuất kho, giấy giới thiệu, chứng minh thư. Thủ kho vật chứng chỉ nhập kho hoặc xuất kho khi có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Khoản này.
3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh kiểm tra các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này; tổ chức kiểm tra vật chứng, lập biên bản giao, nhận vật chứng ghi rõ giờ, ngày, tháng năm nhập, xuất; họ tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng; biên bản lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản; biên bản giao, nhận vật chứng thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
Lập lệnh xuất, nhập vật chứng và tổ chức nhập kho, xuất kho vật chứng theo quy định về xuất, nhập kho đối với vũ khí - đạn.
Theo quy định thì khi đưa vật chứng vào kho vật chứng của Bộ Quốc phòng cần phải có lệnh nhập kho từ Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án.
Lệnh nhập kho để đưa vật chứng vào trong kho vật chứng phải ghi rõ các thông tin sau:
- Chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, lý do, thời gian nhập, xuất;
- Họ và tên, chức vụ của người giao hoặc nhận lệnh nhập kho, lệnh xuất kho, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và đóng dấu của cơ quan thụ lý vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?