Khi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng mà vượt quá khả năng thì người đứng đầu cơ sở tiêm chủng phải làm gì?
- Trường hợp xảy ra tai tai biến nặng sau tiêm chủng có được xem là sự cố bất lợi sau tiêm chủng không?
- Khi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng mà vượt quá khả năng thì người đứng đầu cơ sở tiêm chủng phải làm gì?
- Việc thống kê thông tin liên quan đến trường hợp bị tai biến nặng sau tiêm chủng có bao gồm thời gian thực hiện tiêm chủng không?
Trường hợp xảy ra tai tai biến nặng sau tiêm chủng có được xem là sự cố bất lợi sau tiêm chủng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP có giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật.
2. Tiêm chủng chống dịch là hoạt động tiêm chủng miễn phí do Nhà nước tổ chức cho những người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch.
3. Thiết bị dây chuyền lạnh là hệ thống thiết bị bảo quản, theo dõi nhiệt độ và vận chuyển vắc xin từ nhà sản xuất đến các điểm tiêm chủng.
4. Sự cố bất lợi sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng.
5. Tai biến nặng sau tiêm chủng là sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng tử vong.
...
Như vậy, trường hợp xảy ra tai tai biến nặng sau tiêm chủng có được xem là sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
Tai biến nặng sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng tử vong.
Khi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng mà vượt quá khả năng thì người đứng đầu cơ sở tiêm chủng phải làm gì? (Hình từ Internet)
Khi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng mà vượt quá khả năng thì người đứng đầu cơ sở tiêm chủng phải làm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP về quy trình tiêm chủng cụ thể như sau:
Quy trình tiêm chủng
1. Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
a) Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
b) Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;
c) Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
2. Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm:
a) Dừng ngay buổi tiêm chủng;
b) Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất;
c) Thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến.
...
Như vậy, trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng mà vượt quá khả năng thì người đứng đầu cơ sở tiêm chủng phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
Việc thống kê thông tin liên quan đến trường hợp bị tai biến nặng sau tiêm chủng có bao gồm thời gian thực hiện tiêm chủng không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 34/2018/TT-BYT về phát hiện, xử trí và báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng như sau:
Phát hiện, xử trí và báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng
1. Việc phát hiện và xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng khi đang triển khai tiêm chủng được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP.
2. Thống kê các thông tin liên quan đến trường hợp bị tai biến nặng sau tiêm chủng:
a) Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của đối tượng tiêm chủng hoặc cha, mẹ của trẻ;
b) Ngày, giờ tiêm chủng;
c) Loại vắc xin; tên vắc xin; số đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu; số lô; hạn sử dụng; nhà sản xuất; đơn vị cung cấp; tình trạng bảo quản lúc nhận;
d) Ngày, giờ xuất hiện tai biến nặng sau tiêm chủng; các triệu chứng chính; kết quả điều trị; kết luận nguyên nhân (nếu có).
3. Thống kê toàn bộ số lượng vắc xin (tên vắc xin, số lô, hạn sử dụng) đã sử dụng trong buổi tiêm chủng; số đối tượng đã được sử dụng theo từng loại và lô vắc xin trong buổi tiêm chủng đó, tình trạng sức khỏe của đối tượng tiêm chủng.
...
Như vậy, việc thống kê thông tin liên quan đến trường hợp bị tai biến nặng sau tiêm chủng bao gồm thời gian thực hiện tiêm chủng (ngày, giờ tiêm chủng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?