Khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thì cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế đó giải quyết ra sao cho đúng theo quy định của pháp luật hiện hành?

Cơ sở trang thiết bị y tế của tôi sản xuất ra một số trang thiết bị y tế đã được cấp sổ lưu hành tuy nhiên sau một thời gian đưa ra thị trường thì bắt đầu phát sinh một số vấn đề đối với việc sử dụng điều trị cho con người. Vậy tôi muốn hỏi làm sao để xử lý vấn đề này để theo đúng quy định pháp luật.

Xử lý đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã xảy ra sự cố có ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng

Căn cứ Điều 35 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã xảy ra sự cố có ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng như sau:

- Trường hợp trang thiết bị y tế đã xảy ra sự cố đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng hoặc gây tử vong cho người sử dụng, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm:

+ Thông báo trên trang thông tin điện tử của chủ sở hữu số lưu hành (nếu có) đồng thời có văn bản thông báo về sự cố cho các cơ sở mua bán, sử dụng lô trang thiết bị y tế và Bộ Y tế;

+ Tạm dừng việc lưu hành lô trang thiết bị y tế liên quan đến sự cố;

+ Tiến hành điều tra, xác minh nguyên nhân sự cố;

+ Báo cáo Bộ Y tế sau khi có kết quả điều tra, xác minh. Trường hợp xác định sự cố xảy ra là do lỗi của trang thiết bị y tế phải nêu rõ yếu tố lỗi cũng như việc có thể hay không thể khắc phục yếu tố đó. Thực hiện việc khắc phục hoặc thu hồi lô trang thiết bị y tế có lỗi, báo cáo Bộ Y tế sau khi hoàn thành việc khắc phục hoặc thu hồi lô trang thiết bị y tế.

- Trường hợp trang thiết bị y tế đã xảy ra sự cố không gây tử vong nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm:

+ Thông báo bằng văn bản cho Bộ Y tế về sự cố;

+ Tiến hành điều tra, xác minh nguyên nhân sự cố;

+ Báo cáo Bộ Y tế sau khi có kết quả điều tra, xác minh. Trường hợp xác định sự cố xảy ra là do lỗi của trang thiết bị y tế phải ghi rõ yếu tố lỗi cũng như việc có thể hay không thể khắc phục yếu tố đó. Thực hiện việc khắc phục hoặc thu hồi lô trang thiết bị y tế có lỗi, báo cáo Bộ Y tế sau khi hoàn thành việc khắc phục hoặc thu hồi lô trang thiết bị y tế.

- Việc xử lý trang thiết bị y tế có lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng thực hiện theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 34 Nghị định này.

Như vậy trong trường hợp trang thiết bị y tế xảy ra sự cố có ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng thì tùy tình hình thực tế theo các quy định trên mà chủ sở hữu cần có những biện pháp xử lý kịp thời.

Sản xuất trang thiết bị y tế

Sản xuất trang thiết bị y tế

Các hình thức xử lý, khắc phục, thu hồi trang thiết bị y tế có lỗi

Căn cứ Điều 36 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về các hình thức xử lý, khắc phục, thu hồi trang thiết bị y tế có lỗi như sau:

- Các hình thức xử lý trang thiết bị y tế có lỗi gồm:

+ Hướng dẫn về biện pháp khắc phục lỗi;

+ Khắc phục lỗi của trang thiết bị y tế;

+ Thay thế trang thiết bị y tế có lỗi bằng trang thiết bị y tế tương ứng;

+ Thu hồi để tái xuất hoặc tiêu hủy;

- Trang thiết bị y tế có lỗi bị thu hồi theo các hình thức sau đây:

+ Thu hồi tự nguyện do chủ sở hữu số lưu hành thực hiện;

+ Thu hồi bắt buộc đối với các trường hợp quy định tại Điều 39 Nghị định này.

Xử lý đối với các trang thiết bị y tế khi chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế không tiếp tục sản xuất hoặc bị phá sản, giải thể

Căn cứ Điều 37 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về xử lý đối với các trang thiết bị y tế khi chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế không tiếp tục sản xuất hoặc bị phá sản, giải thể như sau:

- Trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành nhưng chủ sở hữu trang thiết bị y tế tuyên bố không tiếp tục sản xuất hoặc bị phá sản, giải thể được tiếp tục lưu hành trong thời gian tối đa không quá 24 tháng, kể từ thời điểm chủ sở hữu trang thiết bị y tế tuyên bố không tiếp tục sản xuất hoặc bị phá sản, giải thể nếu chủ sở hữu số lưu hành tại Việt Nam có cam kết chịu trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng cũng như cung cấp các vật tư để thay thế hoặc phục vụ cho việc sử dụng trang thiết bị y tế trong thời gian 08 năm, trừ trường hợp chủ sở hữu số lưu hành là Văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà thương nhân đó là chủ sở hữu trang thiết bị y tế.

- Trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành nhưng chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế bị phá sản, giải thể được tiếp tục lưu hành trên thị trường trong thời gian tối đa không quá 24 tháng, kể từ thời điểm chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế tuyên bố phá sản, giải thể nếu cơ sở phân phối có cam kết chịu trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng cũng như cung cấp các vật tư để thay thế hoặc phục vụ cho việc sử dụng trang thiết bị y tế trong thời gian tối đa là 08 năm.

- Chủ sở hữu số lưu hành hoặc cơ sở phân phối có trách nhiệm gửi hồ sơ cam kết về Bộ Y tế thông qua cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế trong thời gian chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế tuyên bố không tiếp tục sản xuất hoặc bị phá sản, giải thể.

- Hồ sơ cam kết gồm các giấy tờ sau:

+ Văn bản cam kết chịu trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng và cung cấp các vật tư phục vụ cho việc sử dụng trang thiết bị y tế;

+ Danh mục các trang thiết bị y tế có số lưu hành mà cơ sở đang lưu giữ nhưng chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế tuyên bố không tiếp tục sản xuất hoặc bị phá sản, giải thể.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cam kết theo quy định tại khoản 4 Điều này, Bộ Y tế có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc cho phép hay không cho phép tiếp tục lưu hành trang thiết bị y tế. Trường hợp không cho phép phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp trang thiết bị y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này không được Bộ Y tế cho phép tiếp tục lưu hành, chủ sở hữu số lưu hành hoặc cơ sở phân phối có trách nhiệm tiến hành việc thu hồi các trang thiết bị y tế đang lưu hành trên thị trường, trừ trường hợp các trang thiết bị y tế đã bán cho người sử dụng.

Trang thiết bị y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trang thiết bị y tế được lập dựa theo các căn cứ gì? Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trang thiết bị y tế được xây dựng thế nào?
Pháp luật
Giá gói thầu trang thiết bị y tế được xây dựng thế nào? Hồ sơ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có các tài liệu gì?
Pháp luật
Biến cố bất lợi nghiêm trọng đối với người tham gia thử thiết bị y tế trên lâm sàng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đoàn đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Căn cứ tính thuế GTGT hàng nhập khẩu là máy đo điện sinh lý như thế nào? Áp dụng thuế GTGT bao nhiêu %?
Pháp luật
Trong thử nghiệm lâm sàng thiết bị y tế tài liệu chuyên môn kỹ thuật phục vụ cho thử nghiệm phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Thiết bị y tế loại C có cần phải thử nghiệm lâm sàng trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam không?
Pháp luật
Tài liệu trong hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất thiết bị y tế bằng tiếng Pháp thì có cần phải dịch ra tiếng Việt hay không?
Pháp luật
Máy hút mũi trẻ em có phải là thiết bị y tế không? Cơ sở mua bán máy hút mũi trẻ em phải có bao nhiêu nhân viên kỹ thuật?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-11:2020 quy định đánh giá sinh học trang thiết bị y tế về phép thử độc tính toàn thân ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trang thiết bị y tế
869 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trang thiết bị y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào