Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ của cá nhân thì có phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
- Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ của cá nhân thì có phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
- Cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ lấn chiếm diện tích của người khác thì bị phạt hành chính thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ lấn chiếm diện tích của người khác là bao lâu?
Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ của cá nhân thì có phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
Việc có phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng khi xây dựng nhà ở riêng lẻ của cá nhân không, theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Lập dự án đầu tư xây dựng
1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Theo quy định trên, khi xây xây dựng nhà ở riêng lẻ của cá nhân thì không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Nhà ở riêng lẻ (Hình từ Internet)
Cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ lấn chiếm diện tích của người khác thì bị phạt hành chính thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ lấn chiếm diện tích của người khác được quy định tại điểm a, điểm b khoản 10, điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
...
10. Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:
a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
...
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
...
Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
...
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ lấn chiếm diện tích của người khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa mà lấn chiếm diện tích của người khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Đồng thời cá nhân vi phạm còn bị buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ lấn chiếm diện tích của người khác là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ lấn chiếm diện tích của người khác là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?