Khi xây dựng hạn mức rủi ro cho ngân hàng thương mại phải bảo đảm hạn mức đáp ứng được những yêu cầu nào?
Hạn mức rủi ro của ngân hàng thương mại do ai ban hành theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hạn mức rủi ro như sau:
Hạn mức rủi ro
1. Hạn mức rủi ro của ngân hàng thương mại do Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành, sửa đổi, bổ sung (bao gồm cả việc điều chỉnh hạn mức rủi ro). Thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung hạn mức rủi ro của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của ngân hàng mẹ.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro như sau:
Giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro
...
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng thương mại giám sát các cá nhân, bộ phận trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Hội đồng rủi ro trong việc:
a) Lập quy trình xây dựng và thực hiện chính sách quản lý rủi ro;
b) Thực hiện chính sách quản lý rủi ro và đánh giá chính sách quản lý rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư này để đề xuất Hội đồng quản trị Hội đồng thành viên điều chỉnh;
c) Xây dựng và thực hiện hạn mức rủi ro, đề xuất phân bổ hạn mức rủi ro theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động nghiệp vụ; thực hiện các biện pháp xử lý khi không đáp ứng được các hạn mức rủi ro;
d) Tổ chức thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về quản lý rủi ro theo yêu cầu kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
đ) Tự kiểm tra, đánh giá về quản lý rủi ro và đề xuất Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên các biện pháp xử lý, khắc phục;
e) Các nội dung khác do ngân hàng thương mại quy định.
...
Từ những quy định trên thì Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng thương mại sẽ có trách nhiệm xây dựng và thực hiện hạn mức rủi ro, đề xuất phân bổ hạn mức rủi ro theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động nghiệp vụ; đồng thời ban hành hạn mức rủi ro cho ngân hàng.
Khi xây dựng hạn mức rủi ro cho ngân hàng thương mại phải bảo đảm hạn mức đáp ứng được những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Khi xây dựng hạn mức rủi ro cho ngân hàng thương mại phải bảo đảm hạn mức đáp ứng được những yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về yêu cầu đối với hạn mức rủi ro như sau:
Hạn mức rủi ro
...
2. Hạn mức rủi ro phải đảm bảo:
a) Tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Có hạn mức rủi ro đối với rủi ro trọng yếu;
c) Tuân thủ khẩu vị rủi ro, chiến lược quản lý rủi ro và tổng tài sản có rủi ro phân bổ cho rủi ro đó;
d) Đầy đủ và cụ thể để kiểm soát rủi ro phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, bộ phận tham gia vào các giao dịch có rủi ro;
đ) Phải được rà soát, đánh giá lại (điều chỉnh nếu cần thiết) tối thiểu một năm một lần hoặc khi có thay đổi lớn ảnh hưởng đến trạng thái rủi ro theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp điều chỉnh hạn mức rủi ro của ngân hàng thương mại theo hướng nới lỏng, Tổng giám đốc (Giám đốc) phải báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên sau khi điều chỉnh;
e) Được phổ biến cho các cá nhân, bộ phận có liên quan.
...
Như vậy, Tổng giám đốc (giám đốc) của ngân hàng thương mai khi xây dựng và ban hành hạn mức rủi ro cho ngân hàng mình phải đảm bảo hạn mức đáp ứng được những yêu cầu theo quy định nêu trên.
Việc phân bổ hạn mức rủi ro sẽ do tuyến bảo vệ độc lập thứ mấy của hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
...
3. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
a) Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện:
(i) Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro;
(ii) Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh;
(iii) Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;
b) Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện:
(i) Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 18 Thông tư này;
(ii) Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 22 Thông tư này;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
...
Theo đó, việc phân bổ hạn mức rủi ro sẽ do tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?