Khi viên chức lãnh sự kết thúc chức năng của mình thì quyền ưu đãi và miễn trừ của người đó sẽ chấm dứt kể từ thời điểm nào?

Em ơi cho anh hỏi: Khi viên chức lãnh sự kết thúc chức năng của mình thì quyền ưu đãi và miễn trừ của người đó sẽ chấm dứt kể từ thời điểm nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Hoàng đến từ Long An.

Khi viên chức lãnh sự kết thúc chức năng của mình thì quyền ưu đãi và miễn trừ của người đó sẽ chấm dứt kể từ thời điểm nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 53 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Bắt đầu và chấm dứt các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự
1. Mọi thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ quy định trong Công ước này kể từ khi họ nhập cảnh vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức hoặc nếu họ đã ở trên lãnh thổ nước đó thì kể từ khi họ bắt đầu nhiệm vụ của mình ở cơ quan lãnh sự.
2. Những thành viên gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự cùng sống trong hộ và những nhân viên phục vụ riêng của người đó được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ quy định trong Công ước này kể từ ngày muộn nhất trong những ngày sau: ngày mà thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ phù hợp với khoản 1 Điều này; ngày những người đó nhập cảnh lãnh thổ Nước tiếp nhận; ngày họ trở thành thành viên gia đình hoặc nhân viên phục vụ riêng của thành viên cơ quan lãnh sự.
3. Khi một thành viên cơ quan lãnh sự kết thúc chức năng của mình, thì quyền ưu đãi và miễn trừ của người đó, của các thành viên gia đình cùng sống trong hộ và của nhân viên phục vụ riêng thường là chấm dứt kể từ thời điểm sớm nhất trong những thời điểm sau: thời điểm khi thành viên cơ quan lãnh sự rời khỏi Nước tiếp nhận hoặc khi kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho việc rời đi, nhưng những quyền ưu đãi và miễn trừ còn tồn tại cho đến thời điểm đó, ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang. Đối với trường hợp những người nói ở khoản 2 Điều này, họ sẽ thôi không được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ, khi họ không còn là người trong hộ gia đình hoặc không còn giúp việc cho một thành viên cơ quan lãnh sự, tuy nhiên nếu sau đó những người này dự định rời khỏi Nước tiếp nhận trong một thời gian hợp lý, thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ cho đến lúc rời hẳn.
...

Theo đó, khi viên chức lãnh sự kết thúc chức năng của mình thì quyền ưu đãi và miễn trừ của người đó sẽ thường là chấm dứt kể từ thời điểm sớm nhất trong những thời điểm sau:

- Thời điểm khi thành viên cơ quan lãnh sự rời khỏi Nước tiếp nhận

- Khi kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho việc rời đi, nhưng những quyền ưu đãi và miễn trừ còn tồn tại cho đến thời điểm đó, ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang.

lãnh sự 63

Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)

Trên đường về Nước cử, viên chức lãnh sự quá cảnh tại Nước thứ ba thì Nước này có được cản trở việc quá cảnh này không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Nghĩa vụ của nước thứ ba
1. Nếu trên đường đi nhận nhiệm vụ hoặc trở về nhiệm sở công tác của mình, hoặc trên đường về Nước cử, một viên chức lãnh sự quá cảnh hoặc lưu lại ở một Nước thứ ba, khi đã được nước này cấp thị thực - nếu cần có thị thực - thì Nước thứ ba đó phải dành cho viên chức lãnh sự mọi quyền miễn trừ quy định trong các điều khoản khác của Công ước này mà có thể cần phải có để đảm bảo việc quá cảnh hoặc trở về của viên chức lãnh sự. Quy định này được áp dụng tương tự đối với các thành viên gia đình sống trong cùng một hộ với viên chức lãnh sự nếu họ cũng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ và cùng đi với viên chức lãnh sự hoặc đi riêng để sang theo viên chức đó hoặc để trở về Nước cử.
2. Trong những hoàn cảnh tương tự như hoàn cảnh nêu ở khoản 1 Điều này, các Nước thứ ba không được cản trở việc quá cảnh lãnh thổ nước mình của các thành viên khác của cơ quan lãnh sự hoặc của thành viên gia đình sống trong cùng hộ với họ.
...

Như vậy, trên đường về Nước cử, viên chức lãnh sự quá cảnh tại Nước thứ ba thì Nước này không được cản trở việc quá cảnh lãnh thổ nước mình của các viên chức lãnh sự và gia đình của họ.

Viên chức lãnh sự có được dùng trụ sở cơ quan lãnh sự vào những việc ngoài thi hành chức năng lãnh sự không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Tôn trọng luật và quy định của Nước tiếp nhận
1. Không ảnh hưởng đến những quyền ưu đãi và miễn trừ của mình, tất cả những người được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ đều có nghĩa vụ tôn trọng luật và các quy định của Nước tiếp nhận. Họ cũng có nghĩa vụ không can thiệp vào công việc nội bộ của Nước đó.
2. Không được dùng trụ sở cơ quan lãnh sự một cách không phù hợp với việc thi hành chức năng lãnh sự.
3. Những quy định ở khoản 2 Điều này không loại trừ khả năng đặt trụ sở những cơ quan lãnh sự hoặc tổ chức khác ở một phần của toà nhà mà trong đó cơ quan lãnh sự đặt trụ sở, nghĩa là những trụ sở đó phải tách riêng với trụ sở cơ quan lãnh sự. Trong trường hợp như vậy, vì mục đích của Công ước này, các trụ sở nói trên không được coi là một bộ phận của trụ sở cơ quan lãnh sự.

Như vậy, viên chức lãnh sự không được dùng trụ sở cơ quan lãnh sự vào những việc ngoài thi hành chức năng lãnh sự.

Viên chức lãnh sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức lãnh sự được miễn bảo hiểm xã hội theo quy định của Nước tiếp nhận nhưng họ vẫn muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được không?
Pháp luật
Công dân Nước cử có được tự do liên lạc với viên chức lãnh sự danh dự không? Nếu được thì được thực hiện theo quy định của Nước cử hay Nước tiếp nhận?
Pháp luật
Túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu có thể bị yêu cầu mở ra hoặc giữ lại trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhà chức trách của Nước tiếp nhận có lý để yêu cầu mở túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu nhưng bị từ chối thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Những thành viên gia đình một viên chức lãnh sự danh dự thì có được áp dụng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Hai cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu ở hai Nước khác nhau không được trao đổi túi lãnh sự cho nhau trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ thì có được lấy lời khai tại nhà riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự của viên chức này không?
Pháp luật
Viên chức lãnh sự danh dự có quyền đến thăm công dân Nước cử đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Viên chức lãnh sự danh dự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người không còn là thành viên gia đình của viên chức lãnh sự có ý định rời khỏi Nước tiếp nhận thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đến lúc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức lãnh sự
1,803 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức lãnh sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức lãnh sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào