Khi vận chuyển máy móc, trang thiết bị và bom mìn vật nổ tìm được trong rà phá bom mìn phải thực hiện theo các nguyên tắc nào?

Nhân viên chuyên môn kỹ thuật rà phá bom mìn phải đáp ứng đầy đủ điều kiện gì? Khi vận chuyển máy móc, trang thiết bị và bom mìn vật nổ tìm được trong rà phá bom mìn phải thực hiện theo các nguyên tắc nào? - Anh Quang (Hà Nội) đặt câu hỏi.

Nhân viên chuyên môn kỹ thuật rà phá bom mìn phải đáp ứng đầy đủ điều kiện gì?

Căn cứ Mục 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-5:2014 có quy định như sau:

Con người
4.2.1. Chỉ huy các tổ chức thi công RPBM, chỉ huy công trường, đội trưởng, nhân viên phụ trách về an toàn phải được quán triệt, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy tắc, quy định về công tác an toàn.
4.2.2. Đội trưởng, tổ trưởng thi công, nhân viên phụ trách an toàn lao động... phải thực hiện đúng trách nhiệm và đầy đủ các quy định hiện hành về bảo hộ lao động.
4.2.3. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật RPBM phải đáp ứng đầy đủ các quy định về sức khỏe theo TCVN 10299-8:2014, được trang bị đầy đủ trang thiết bị dò tìm và được cấp giấy chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, còn được trang bị các trang thiết bị bảo vệ an toàn lao động trong quá trình làm việc.
4.2.4. Nhân viên kỹ thuật xử lý bom mìn, vật nổ dưới nước phải thành thạo bơi lặn có chứng chỉ là thợ lặn của cơ quan có thẩm quyền cấp, có sức khỏe tốt. Ngoài ra nhân viên chuyên môn kỹ thuật lặn phải được bảo đảm đầy đủ các quy định về chế độ làm việc, bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe.
4.2.5. Chỉ nhân viên chuyên môn kỹ thuật biết bơi mới được làm việc trên sông nước và phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân và các dụng cụ cấp cứu cần thiết khác theo đúng quy định.
4.2.6. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật làm việc ở nơi có độ dốc nguy hiểm phải có đầy đủ các trang thiết bị bảo đảm an toàn.
4.2.7. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật làm việc trên công trường phải sử dụng đúng chức năng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân được cấp.
4.2.8. Nhân viên làm việc trong những điều kiện chịu ảnh hưởng của các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải được bồi dưỡng tại chỗ bằng hiện vật theo đúng chế độ hiện hành.
4.2.9. Người làm nhiệm vụ RPBM không được mang các vật nhiễm từ như: Điện thoại, đồng hồ, chìa khóa...
4.2.10. Cấm hút thuốc hoặc mang các đồ dùng có nguy cơ gây cháy nổ (diêm, bật lửa, điện thoại di động...), uống các đồ uống có chất kích thích như: Rượu, bia, chất có cồn... trong khi đang làm nhiệm vụ.
4.2.11. Người làm nhiệm vụ dò tìm chỉ đi lại trong khu vực đã được phân công, không tùy tiện đi lại tự do trong khu vực thi công.

Theo đó, một số yêu cầu đối với nhân viên chuyên môn kỹ thuật rà phá bom mìn phải đáp ứng đầy đủ các quy định về sức khỏe theo TCVN 10299-8:2014, được trang bị đầy đủ trang thiết bị dò tìm và được cấp giấy chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra, còn được trang bị các trang thiết bị bảo vệ an toàn lao động trong quá trình làm việc.

bom mìn vật nổ

Bom mìn vật nổ (Hình từ Internet)

Khi vận chuyển máy móc, trang thiết bị và bom mìn vật nổ tìm được trong rà phá bom mìn phải thực hiện theo các nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Mục 6.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-5:2014 quy định cụ thể như sau:

An toàn trong công tác thu gom và vận chuyển
6.4.1. Khi vận chuyển vật tư, máy móc, trang thiết bị và bom mìn, vật nổ tìm được trong RPBM tùy thuộc vào loại phương tiện vận chuyển phải thực hiện nghiêm luật lệ an toàn giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
6.4.2. Trước khi bốc xếp vận chuyển các loại vật tư, máy móc, trang thiết bị nào phải xem xét kỹ, kích thước, khối lượng và quãng đường vận chuyển để xác định phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn.
6.4.3. Nhân viên bốc xếp vận chuyển phải có đủ sức khỏe theo quy định đối với từng loại công việc.
6.4.4. Bãi bốc xếp phải thuận lợi, quy định tuyến đường cho người và các loại phương tiện bốc xếp đi lại thuận tiện và bảo đảm an toàn.
6.4.5. Việc vận chuyển bom mìn, vật nổ nguy hiểm dễ cháy nổ phải sử dụng các phương tiện vận tải phù hợp với quy định hiện hành.
6.4.6. Bốc xếp trang thiết bị, vật tư không đủ ánh sáng tự nhiên phải được chiếu sáng đầy đủ. Khi bốc xếp bom mìn, vật nổ nguy hiểm dễ cháy nổ phải có đèn chống cháy nổ chuyên dụng.
6.4.7. Bom mìn, vật nổ thu được khi xếp trên phương tiện vận chuyển và mang đi tiêu hủy phải nằm ngang với hướng xe chạy, phải được chèn buộc chắc chắn, tránh để xê dịch trong quá trình vận chuyển, không được xếp quá 2/3 tải trọng của phương tiện vận chuyển.
6.4.8. Khi di chuyển các loại bom mìn, vật nổ to, nặng phải dùng đòn có dây néo bảo đảm chắc chắn không được làm trực tiếp bằng tay.
6.4.9. Thùng xe vận chuyển bom mìn, vật nổ phải được lót một lớp cát dày trên 10 cm.
6.4.10. Không được chở bom mìn, vật nổ cùng với xăng, dầu và nhiên liệu khác dễ cháy nổ.
6.4.11. Xe vận chuyển bom mìn, vật nổ tối đa chỉ gồm 3 người: Lái chính, cán bộ áp tải và lái phụ (khi cần).
6.4.12. Trên phương tiện vận chuyển bom mìn, vật nổ thu được phải được xếp các bao cát xung quanh để bảo vệ an toàn cho người trên ca bin (xếp ở phần thùng tiếp giáp ca bin xe).
6.4.13. Xe vận chuyển bom mìn, vật nổ không được đi qua thành phố, nơi tập trung đông người. Nếu bắt buộc phải đi qua thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, phải đi vào ban đêm, lúc vắng người và phải hợp đồng chặt chẽ về tuyến đường đi với cơ quan có trách nhiệm. Xe không được phép đỗ, dừng ở chỗ đông người hoặc gần khu vực có kho tàng trong vòng bán kính nguy hiểm.
6.4.14. Không được mang các loại bom mìn, vật nổ thu gom được trong khi dò tìm về nhà ở và nơi nghỉ ngơi sinh hoạt.
6.4.15. Đăng ký ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi và nhật ký thi công tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót bom mìn, vật nổ.

Theo quy định trên thì khi vận chuyển vật tư, máy móc, trang thiết bị và bom mìn, vật nổ tìm được trong rà phá bom mìn tùy thuộc vào loại phương tiện vận chuyển phải thực hiện nghiêm luật lệ an toàn giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Quy định về an toàn trong trục vớt bom mìn vật nổ và trong xử lý bom mìn vật nổ phải tuân thủ những gì?

Theo Mục 6.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-5:2014 quy định thì:

* An toàn trong trục vớt bom mìn, vật nổ

- Chỉ trục vớt bom mìn, vật nổ đã xử lý an toàn.

- Khi trục vớt bom mìn, vật nổ phải dùng thiết bị trục vớt chuyên dụng.

- Kéo từ từ vật nổ lên khỏi mặt nước sau đó đưa lên thuyền composit, thuyền cao su hoặc thuyền gỗ, thùng gỗ trên tàu lớn...

- Định vị, chèn chặt vật nổ trên thuyền, cố định các vị trí đầu nổ, tránh va chạm.

* An toàn trong xử lý bom mìn, vật nổ

- Phải có phương án hủy bom mìn, vật nổ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các phương pháp xử lý phải tuân thủ theo TCVN 10299-7:2014.

- Tùy từng loại bom mìn, vật nổ thu được trong dò tìm mà chọn phương pháp hủy.

- Khi tổ chức hủy bom mìn, vật nổ phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc an toàn, quy trình về tiêu hủy bom mìn, vật nổ đã được ban hành.

- Khu vực bố trí bãi hủy bom mìn, vật nổ phải có các trạm cảnh giới an toàn ở các vị trí cần thiết. Phải có các vị trí ẩn nấp bảo đảm an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ, chỉ huy bãi hủy và các vị trí cảnh giới.

- Các loại bom mìn, vật nổ không tháo gỡ được thì hủy tại chỗ (nếu điều kiện cho phép).

- Việc hủy bom mìn, vật nổ tại chỗ chỉ được thực hiện vào cuối ca mỗi buổi làm việc.

- Sau khi kết thúc mỗi đợt hủy phải tổ chức kiểm tra an toàn toàn bộ khu vực bãi hủy trước khi rút quân.

Bom mìn vật nổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu hủy bom mìn vật nổ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Bom mìn vật nổ là gì? Đảm bảo an toàn về con người khi rà phá bom mìn vật nổ như thế nào? Chuẩn bị mặt bằng trước khi rà phá ra sao?
Pháp luật
Khảo sát bom mìn vật nổ là gì? Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Thế nào là điều tra bom mìn vật nổ? Định mức dự toán rà phá bom mìn vật nổ gồm có những mức nào?
Pháp luật
Khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Công tác chuẩn bị để khảo sát xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Để điều tra xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ gồm các thiết bị nào?
Pháp luật
Trong công tác điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ cần chuẩn bị những gì? Các trang bị nào cần có trong việc điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ?
Pháp luật
Trình tự thực hiện điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ theo các bước thế nào? Tiêu chí xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì?
Pháp luật
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào?
Pháp luật
Trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thế nào?
Pháp luật
Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bom mìn vật nổ
971 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bom mìn vật nổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bom mìn vật nổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào