Khi trình báo phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa thì phải mang theo giấy tờ gì?

Cho tôi hỏi khi trình báo phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa thì phải mang theo giấy tờ gì? Cơ quan có thẩm quyền thực hiện xác nhận trình báo phương tiện thủy nội địa bị tai nạn ra sao? - Câu hỏi của anh Thanh (Vĩnh Long)

Khi trình báo phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa thì phải mang theo giấy tờ gì?

Giấy tờ trình báo tai nạn đường thủy nội địa

Giấy tờ trình báo tai nạn đường thủy nội địa (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 7 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT quy định về trình xác nhận trình báo đường thủy nội địa như sau:

Trình xác nhận trình báo đường thủy nội địa
Khi trình xác nhận trình báo đường thủy nội địa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Thông tư này, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện hoặc người được thuyền trưởng, người lái phương tiện ủy quyền phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau:
1. Các giấy tờ phải nộp đối với tàu biển:
a) Trình báo đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (02 bản);
b) Bản trích sao Nhật ký hàng hải những phần có liên quan đến vụ việc (02 bản);
c) Bản trích sao Hải đồ liên quan đến vụ việc (02 bản).
2. Các giấy tờ phải nộp đối với phương tiện thủy nội địa, tàu cá:
a) Trình báo đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (02 bản);
b) Bản sao Tự họa có mô tả sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn, sự cố và đính kèm hình ảnh (nếu có), (02 bản).
3. Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
a) Đối với tàu biển: các giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Đối với phương tiện thủy nội địa, tàu cá: các giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Đối với bản trình báo đường thủy nội địa, ngoài chữ ký của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện và đóng dấu của tàu biển, phương tiện thủy nội địa, tàu cá (nếu có con dấu), còn phải có chữ ký của máy trưởng hoặc 01 (một) thủy thủ với tư cách là người làm chứng.
5. Ngoài số lượng trình báo đường thủy nội địa được quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện có thể đề nghị xác nhận thêm các bản khác có cùng nội dung, nếu thấy cần thiết.

Theo đó, khi trình báo phương tiện thủy nội địa bị tai nạn trên đường thủy nội địa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện hoặc người được thuyền trưởng, người lái phương tiện ủy quyền phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau:

* Các giấy tờ phải nộp:

- Trình báo đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 69/2014/TT-BGTVT (02 bản); Tải về

- Bản sao Tự họa có mô tả sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn và đính kèm hình ảnh (nếu có), (02 bản).

* Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):

Tự họa có mô tả sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn và đính kèm hình ảnh (nếu có).

Đối với bản trình báo đường thủy nội địa, ngoài chữ ký của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện và đóng dấu của phương tiện thủy nội địa (nếu có con dấu), còn phải có chữ ký của máy trưởng hoặc 01 (một) thủy thủ với tư cách là người làm chứng.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện xác nhận trình báo phương tiện thủy nội địa bị tai nạn ra sao?

Theo Điều 8 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT, khi thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện hoặc người được thuyền trưởng, người lái phương tiện ủy quyền nộp và xuất trình đủ các giấy tờ quy định tại Điều 7 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT thì:

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa vào bản trình báo đường thủy nội địa.

Xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa bao gồm các nội dung sau:

- Ngày, giờ nhận trình báo đường thủy nội địa;

- Xác nhận việc đã trình báo đường thủy nội địa;

- Họ, tên, chức danh và chữ ký của người xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa;

- Đóng dấu của cơ quan xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa.

Thời hạn giải quyết xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa không quá 02 (hai) giờ làm việc đối với Cảng vụ đường thủy nội địa và 03 (ba) giờ làm việc đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ quy định tại Điều 7 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT.

Cơ quan xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa lưu 01 (một) bộ giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT, các giấy tờ còn lại trả cho thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện.

Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa có được trình báo phương tiện bị tai nạn bổ sung không?

Theo Điều 9 Thông tư 69/2014/TT-BGTVT thì thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện có quyền lập trình báo đường thủy nội địa bổ sung nếu thấy cần thiết.

Trình báo đường thủy nội địa bổ sung cũng phải được trình cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Thủ tục xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa bổ sung được áp dụng tương tự như thủ tục xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa.

Phương tiện thủy nội địa Tải về trọn bộ các văn bản về Phương tiện thủy nội địa hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương tiện thủy nội địa được phân nhóm như thế nào?
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần 10 tấn thì cần đáp ứng điều kiện gì để hoạt động?
Pháp luật
Người lái phương tiện thủy nội địa phải mang theo giấy tờ gì khi làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa là gì? Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Pháp luật
Danh mục các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa từ 01/01/2023?
Pháp luật
Tàu cao tốc chở khách được hiểu là như thế nào? Tàu cao tốc chở khách có được miễn lệ phí trước bạ không?
Pháp luật
Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện thủy nội địa
517 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào