Khi trẻ em được chăm sóc thay thế dài hạn và đủ 16 tuổi thì người làm công tác bảo vệ trẻ em có phải đánh giá tình trạng của đối tượng không?
- Cá nhân, người đại diện gia đình đăng ký nhận trẻ em chăm sóc thay thế có được tư vấn các kỹ năng về chăm sóc thay thế hay không?
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em có phải đánh giá tình trạng của trẻ em được chăm sóc thay thế dài hạn bởi gia đình nhận chăm sóc thay thế đủ 16 tuổi hay không?
- Việc đánh giá tình trạng trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có nằm trong quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em không?
Cá nhân, người đại diện gia đình đăng ký nhận trẻ em chăm sóc thay thế có được tư vấn các kỹ năng về chăm sóc thay thế hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về Đăng ký nhận chăm sóc thay thế như sau:
Đăng ký nhận chăm sóc thay thế:
1. Cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em làm đơn theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để lập danh sách đăng ký nhận chăm sóc thay thế.
2. Cá nhân, người đại diện gia đình đăng ký hoặc nhận trẻ em chăm sóc, thay thế được các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em, bảo vệ trẻ em và các kỹ năng về chăm sóc thay thế.
3. Cá nhân, người đại diện gia đình là người nước ngoài, ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.
4. Trường hợp đăng ký nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Như vậy, cá nhân, người đại diện gia đình đăng ký nhận trẻ em chăm sóc thay thế được các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em, bảo vệ trẻ em và các kỹ năng về chăm sóc thay thế.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em có phải đánh giá tình trạng của trẻ em được chăm sóc thay thế dài hạn bởi gia đình nhận chăm sóc thay thế đủ 16 tuổi hay không?
Người làm công tác bảo vệ trẻ em có phải đánh giá tình trạng của trẻ em được chăm sóc thay thế dài hạn bởi gia đình nhận chăm sóc thay thế đủ 16 tuổi hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về Trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình trạng trẻ em được nhận chăm sóc thay thế
Trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình trạng trẻ em được nhận chăm sóc thay thế
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm như sau:
...
4. Đối với trẻ em được chăm sóc thay thế dài hạn bởi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đủ 16 tuổi, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm đánh giá tình trạng của người đó trình Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hỗ trợ phù hợp theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng trẻ em và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em, đồng thời lựa chọn, đề xuất các giải pháp sau để hỗ trợ trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế:
a) Hỗ trợ các nhu cầu của trẻ em về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phát triển tâm lý, bảo vệ trẻ em, chính sách trợ cấp cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;
b) Hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế các kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện thủ tục chấm dứt chăm sóc thay thế và lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế phù hợp theo quy định tại Điều 69 Luật trẻ em.
Như vậy, đối với trẻ em được chăm sóc thay thế dài hạn bởi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đủ 16 tuổi, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm đánh giá tình trạng của người đó trình Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hỗ trợ phù hợp theo quy định của pháp luật.
Việc đánh giá tình trạng trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có nằm trong quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em không?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về Quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em như sau:
Quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em
1. Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin.
2. Đánh giá tình trạng và xác định nhu cầu cần hỗ trợ đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
3. Xác định trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
4. Tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
5. Xác minh và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
6. Xác định cá nhân, gia đình đủ điều kiện được nhận chăm sóc thay thế.
7. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
8. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế.
9. Theo dõi và đánh giá tình trạng trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Như vậy, việc theo dõi và đánh giá tình trạng trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế nằm trong quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?