Khi tổ chức tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí tại Việt Nam cơ sở vật chất và trang thiết bị được chuẩn bị như thế nào?
- Khi tổ chức tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí tại Việt Nam cơ sở vật chất được chuẩn bị như thế nào?
- Để đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí, trang thiết bị được chuẩn bị cho người lặn biển và người hướng dẫn tập luyện như thế nào?
- Việc bảo đảm an toàn với người lặn biển và người hướng dẫn khi tổ chức tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí được quy định như thế nào?
- Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Lặn biển thể thao giải trí được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người lặn biển trong một lần lặn?
Khi tổ chức tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí tại Việt Nam cơ sở vật chất được chuẩn bị như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 21/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí tại Việt Nam như sau:
Cơ sở vật chất
1. Khu vực lặn biển phải có đầy đủ hệ thống phao tiêu, biển báo được định vị phù hợp với tọa đồ trên hải đồ. Phao tiêu, biển báo phải có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát.
2. Có phương tiện thủy nội địa vận chuyển người lặn biển, người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ và các trang thiết bị, dụng cụ môn Lặn biển thể thao giải trí.
3. Có khu vực tập kết phương tiện thủy nội địa và neo đậu phương tiện thủy nội địa.
4. Có phòng thay đồ, gửi đồ, nhà tắm, khu vực vệ sinh cho người lặn biển; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.
5. Có sổ theo dõi người lặn biển bao gồm những nội dung chủ yếu: Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, tình trạng sức khỏe của người lặn biển, địa chỉ và số điện thoại liên hệ khi cần thiết.
6. Có bảng nội quy lặn biển quy định nội dung chủ yếu: Giờ tập luyện, các đối tượng không được tham gia, trang phục khi tham gia, biện pháp đảm bảo an toàn.
Như vậy, khi tổ chức tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí tại Việt Nam cơ sở vật chất được chuẩn bị theo quy định cụ thể trên để đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí.
Khi tổ chức tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí tại Việt Nam cơ sở vật chất và trang thiết bị được chuẩn bị như thế nào? (Hình từ Internet)
Để đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí, trang thiết bị được chuẩn bị cho người lặn biển và người hướng dẫn tập luyện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 21/2018/TT-BVHTTDL quy định về trang thiết bị tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí tại Việt Nam như sau:
Trang thiết bị
1. Trang bị bảo hộ cá nhân dành cho người lặn biển và người hướng dẫn tập luyện: Máy nén khí, bình khí nén, bình ô xy, đồng hồ định vị, đồng hồ đo áp lực, đồng hồ đo độ sâu, đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian lặn, quần áo lặn, thắt lưng chì, chân vịt, kính lặn, ống thở, hệ thống van, đường ống dẫn khí đến miệng thở, phao cứu sinh.
2. Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo kết nối liên tục giữa trung tâm tìm kiếm, cứu nạn của địa phương hoặc của quốc gia với các khu vực hoạt động trong phạm vi quản lý của cơ sở.
Theo quy định trên, trang bị bảo hộ cá nhân dành cho người lặn biển và người hướng dẫn tập luyện gồm: Máy nén khí, bình khí nén, bình ô xy, đồng hồ định vị, đồng hồ đo áp lực, đồng hồ đo độ sâu, đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian lặn, quần áo lặn, thắt lưng chì, chân vịt, kính lặn, ống thở, hệ thống van, đường ống dẫn khí đến miệng thở, phao cứu sinh.
Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo kết nối liên tục giữa trung tâm tìm kiếm, cứu nạn của địa phương hoặc của quốc gia với các khu vực hoạt động trong phạm vi quản lý của cơ sở.
Việc bảo đảm an toàn với người lặn biển và người hướng dẫn khi tổ chức tập luyện và thi đấu môn Lặn biển thể thao giải trí được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 21/2018/TT-BVHTTDL quy định về bảo đảm an toàn như sau:
Bảo đảm an toàn
1. Khi có người lặn dưới biển, phương tiện thủy nội địa tổ chức hoạt động lặn biển phải treo cờ hiệu để báo hiệu đảm bảo an toàn cho người lặn biển.
2. Người hướng dẫn tập luyện phải hướng dẫn người lặn biển biết cách thức sử dụng bình khí, các thiết bị lặn, sử dụng phao cứu sinh và cách thức lặn.
3. Người lặn biển có trách nhiệm khai báo tình trạng sức khỏe theo quy định của cơ sở thể thao và chịu trách nhiệm về khai báo của mình.
Theo đó, khi có người lặn dưới biển, phương tiện thủy nội địa tổ chức hoạt động lặn biển phải treo cờ hiệu để báo hiệu đảm bảo an toàn cho người lặn biển.
Người hướng dẫn tập luyện phải hướng dẫn người lặn biển biết cách thức sử dụng bình khí, các thiết bị lặn, sử dụng phao cứu sinh và cách thức lặn.
Đồng thời, người lặn biển có trách nhiệm khai báo tình trạng sức khỏe theo quy định của cơ sở thể thao và chịu trách nhiệm về khai báo của mình.
Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Lặn biển thể thao giải trí được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người lặn biển trong một lần lặn?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 21/2018/TT-BVHTTDL quy định về nật độ hướng dẫn tập luyện như sau:
Mật độ hướng dẫn tập luyện
Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 01 người lặn biển trong một lần lặn.
Như vậy, mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Lặn biển thể thao giải trí được hướng dẫn không quá 01 người lặn biển trong một lần lặn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?