Khi tiêu hủy động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh cần thực hiện các bước như thế nào?
- Việc áp dụng các biện pháp tiêu hủy động vật mắc bệnh bắt buộc hoặc giết mổ bắt buộc phụ thuộc vào từng loại bệnh động vật nào?
- Khi tiêu hủy động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh cần thực hiện các bước như thế nào?
- Quy định về việc giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh ra sao?
Việc áp dụng các biện pháp tiêu hủy động vật mắc bệnh bắt buộc hoặc giết mổ bắt buộc phụ thuộc vào từng loại bệnh động vật nào?
Tại Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BNNPTNT, khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT quy định về xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm như sau:
Xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm
1. Việc áp dụng các biện pháp tiêu hủy bắt buộc hoặc giết mổ bắt buộc phụ thuộc vào từng loại bệnh động vật được quy định chi tiết tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
a) Bệnh Cúm gia cầm (áp dụng đối với thể độc lực cao hoặc chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người) theo quy định tại Phụ lục 09;
b) Bệnh Lở mồm long móng theo quy định tại Phụ lục 10;
c) Bệnh Tai xanh ở lợn theo quy định tại Phụ lục 11;
d) Bệnh Nhiệt thán theo quy định tại Phụ lục 12;
đ) Bệnh Dịch tả lợn theo quy định tại Phụ lục 13;
e) Bệnh Xoắn khuẩn theo quy định tại Phụ lục 14;
g) Bệnh Dại động vật theo quy định tại Phụ lục 15;
h) Bệnh Niu-cát-xơn theo quy định tại Phụ lục 16;
i) Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (típ 2) theo quy định tại Phụ lục 17;
k) Bệnh Giun xoắn theo quy định tại Phụ lục 18;
l) Bệnh Lao bò theo quy định tại Phụ lục 19;
m) Bệnh Sảy thai truyền nhiễm theo quy định tại Phụ lục 20.
n) Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Việc phòng, chống, áp dụng các biện pháp xử lý bắt buộc đối với lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Cục Thú y.
o) Bệnh Viêm da nổi cục.
Việc phòng, chống, giám sát, chẩn đoán, xét nghiệm và áp dụng các biện pháp xử lý bắt buộc đối với gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh Viêm da nổi cục theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Cục Thú y.
2. Đối với động vật, sản phẩm động vật mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới, Cục Thú y trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định các biện pháp xử lý bắt buộc.
3. Các biện pháp kỹ thuật trong tiêu hủy, giết mổ động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, tiêu hủy sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 06 và hướng dẫn tại các Phụ lục 09, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 và 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, việc áp dụng các biện pháp tiêu hủy bắt buộc hoặc giết mổ bắt buộc phụ thuộc vào từng loại bệnh động vật được quy định chi tiết tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
- Bệnh Cúm gia cầm (áp dụng đối với thể độc lực cao hoặc chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)
- Bệnh Lở mồm long móng
- Bệnh Tai xanh ở lợn
- Bệnh Nhiệt thán
- Bệnh Dịch tả lợn
- Bệnh Xoắn khuẩn
- Bệnh Dại động vật
- Bệnh Niu-cát-xơn
- Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (típ 2)
- Bệnh Giun xoắn
- Bệnh Lao bò
- Bệnh Sảy thai truyền nhiễm
- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
- Bệnh Viêm da nổi cục.
Tiêu hủy động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh (Hình từ Internet)
Khi tiêu hủy động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh cần thực hiện các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về tiêu hủy động vật mắc bệnh như sau:
PHỤ LỤC 06
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TIÊU HỦY, GIẾT MỔ BẮT BUỘC ĐỘNG VẬT MẮC BỆNH VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỘNG VẬT MẮC BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Tiêu hủy
1.1. Nguyên tắc tiêu hủy
a) Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).
b) Địa điểm tiêu hủy: phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.
1.2. Biện pháp tiêu hủy
a) Biện pháp chôn lấp;
b) Biện pháp đốt: Đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lắp đất và nện chặt. Riêng với bệnh Nhiệt thán, phải đổ bê tông hố chôn theo quy định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.3. Vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm tiêu hủy:
a) Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển;
b) Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi;
c) Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y ngay trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.
1.4. Quy cách hố chôn
a) Địa điểm: Hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).
b) Kích cỡ: Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn. Ví dụ nếu cần chôn 01 tấn động vật thì hố chôn cần có kích thước là sâu 1,5 - 2m x rộng 1,5 - 2m x dài 1,5 - 2m.
1.5. Các bước chôn lấp
Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi /m2, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1 m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.
1.6. Quản lý hố chôn
a) Hố chôn xác động vật phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn;
c) Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.7. Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân khác thực hiện tiêu hủy, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức giám sát việc thực hiện, bảo đảm tuân thủ kỹ thuật theo các quy định tại Phụ lục này.
Quy định về việc giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh ra sao?
Theo Mục 2 Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về giết mổ bắt buộc như sau:
2. Giết mổ bắt buộc
Việc giết mổ bắt buộc động vật theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật thú y được thực hiện như sau:
2.1. Đối với phương tiện vận chuyển động vật đến cơ sở giết mổ
a) Phương tiện phải có sàn kín hoặc phải có lót sàn bằng vật liệu chống thấm bảo đảm không làm thoát lọt chất thải trong quá trình vận chuyển; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi vận chuyển động vật ra khỏi khu vực có dịch bệnh và sau khi cho động vật xuống cơ sở giết mổ;
b) Chất thải, chất độn phải được thu gom để đốt hoặc xử lý bằng hóa chất khử trùng trước khi chôn; lót sàn, vật dụng cố định, chứa đựng động vật nếu không đốt hoặc chôn thì phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
2.2. Đối với cơ sở giết mổ động vật
a) Cơ sở giết mổ phải bảo đảm không còn động vật lưu giữ chờ giết mổ;
b) Phải giết mổ toàn bộ số động vật được đưa đến để giết mổ bắt buộc và theo nguyên tắc động vật khỏe mạnh thì giết mổ trước, sau đó đến động vật có dấu hiệu mắc bệnh và động vật mắc bệnh;
c) Sau khi hoàn tất việc giết mổ động vật, xử lý thân thịt, phụ phẩm và sản phẩm khác của động vật, cơ sở giết mổ phải thực hiện thu gom toàn bộ chất thải để tiêu hủy và thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc; nước thải trong quá trình giết mổ phải được thu gom và xử lý bằng hóa chất khử trùng; dụng cụ giết mổ, chứa đựng sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
2.3. Đối với thân thịt của động vật phải được xử lý nhiệt bằng cách làm giò chả hoặc luộc chín hoặc áp dụng các biện pháp khác bảo đảm không còn khả năng lây lan dịch bệnh.
2.4. Đối với phụ phẩm và sản phẩm khác của động vật phải được thu gom, phun hóa chất khử trùng trước khi cho vào bao kín hoặc dụng cụ chứa đựng, phun hóa chất khử trùng trước khi đưa đến địa điểm tiêu hủy.
Phương tiện vận chuyển phụ phẩm và sản phẩm khác đến địa điểm tiêu hủy phải có sàn kín; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyển đến địa điểm tiêu hủy.
Như vậy về việc giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh phải đảm bảo theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Thú y 2015 và được thực hiện theo Mục 2 Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?