Khi thế chấp quyền thu lợi thuộc sở hữu của công ty và toàn bộ công trình hạ tầng cụm công nghiệp gắn liền với đất thì có cần phải công chứng hay không?
- Toàn bộ các quyền thu lợi thuộc sở hữu của Công ty từ việc thực hiện, kinh doanh và khai thác dự án có thể mang đi thế chấp được hay không?
- Khi thế chấp quyền thu lợi thuộc sở hữu của công ty và toàn bộ công trình hạ tầng cụm công nghiệp gắn liền với đất thì có cần phải công chứng hay không?
- Khi thế chấp mà đến hạn không trả được nợ thì có được thanh lý tài sản đã thế chấp hay không?
Toàn bộ các quyền thu lợi thuộc sở hữu của Công ty từ việc thực hiện, kinh doanh và khai thác dự án có thể mang đi thế chấp được hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận hướng dẫn như sau:
Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Theo đó, thế chấp tài sản được hiểu là dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó, tài sản theo quy định pháp luật gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền tài sản được hiểu là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Đối với trường hợp chị trao đổi, về “Toàn bộ các quyền thu lợi thuộc sở hữu của Công ty từ việc thực hiện, kinh doanh và khai thác dự án”, theo quan điểm cá nhân của người hỗ trợ đây là quyền có thể trị giá được bằng tiền. Do đó có thể mang đi thế chấp được.
Thế chấp quyền thu lợi thuộc sở hữu của công ty và toàn bộ công trình hạ tầng cụm công nghiệp gắn liền với đất (Hình từ internet)
Khi thế chấp quyền thu lợi thuộc sở hữu của công ty và toàn bộ công trình hạ tầng cụm công nghiệp gắn liền với đất thì có cần phải công chứng hay không?
Khi thế chấp quyền thu lợi thuộc sở hữu của công ty từ việc kinh doanh, khai thác dự án thì thuộc trường hợp thế chấp quyền tài sản. Các quy định hiện hành không ghi nhận về áp dụng thủ tục công chứng, chứng thực khi giao dịch thế chấp quyền tài sản với đối tượng quyền thu lợi từ hoạt động kinh doanh.
Còn đối với “Toàn bộ công trình hạ tầng cụm công nghiệp gắn liền với đất đã hình thành/hình thành trong tương lai thuộc dự án” đây là bất động sản, được xác định là tài sản và là đối tượng thế chấp tài sản.
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 ghi nhận hướng dẫn như sau:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
...
Từ căn cứ trên, giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Như vậy, đối với trường hợp thế chấp công trình hạ tầng cụm công nghiệp gắn liền với đất đã hình thành/hình thành trong tương lai thuộc dự án thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Khi thế chấp mà đến hạn không trả được nợ thì có được thanh lý tài sản đã thế chấp hay không?
Tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Khi thế chấp quyền thu lợi thuộc sở hữu của công ty và toàn bộ công trình hạ tầng cụm công nghiệp gắn liền với đất mà đến hạn không trả được nợ thì sẽ thanh lý tài sản đã thế chấp theo các phương thức được quy định tại khoản 1 Điều 303 Bộ Luật Dân sự 2015 gồm:
- Bán đấu giá tài sản;
-Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị bổ nhiệm tổng giám đốc mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp ở đâu?
- Trắc đạc công trình nhằm mục đích gì? Nhà thầu thi công xây dựng có phải trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng không?
- Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 áp dụng với những đối tượng nào? Nghị định 73 2024 áp dụng đối với ai?
- Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
- Mẫu Giấy đề nghị hủy đăng ký cổ phiếu là mẫu nào? Tải mẫu Giấy đề nghị hủy đăng ký cổ phiếu ở đâu?