Khi thành lập văn phòng luật sư cần phải tuân thủ những điều kiện nào? Pháp luật quy định như thế nào về đăng ký hoạt động văn phòng luật sư?
Khi thành lập văn phòng luật sư cần phải tuân thủ những điều kiện nào?
Theo khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Theo khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 trong đó quy định về tổ chức hành nghề luật sư gồm:
- Văn phòng luật sư;
- Công ty luật.
Như vậy, văn phòng luật sư là một trong những tổ chức hành nghề luật sư. Để thành lập văn phòng luật sư bạn cần phải đáp ứng hai điều kiện. Thứ nhất, là bạn đã hành nghề luật sư liên tục ít nhất hai năm theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Thứ hai, phải có giấy tờ chứng minh về trụ sở văn phòng luật sư của bạn ví dụ như hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà...
Khi thành lập văn phòng luật sư cần phải tuân thủ những điều kiện nào? Pháp luật quy định như thế nào về đăng ký hoạt động văn phòng luật sư?
Pháp luật quy định như thế nào về đăng ký hoạt động văn phòng luật sư?
Theo khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 trong đó quy định về tổ chức hành nghề luật sư gồm Văn phòng luật sư
Theo Điều 35 Luật Luật sư 2006 quy định về đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
"Điều 35. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
2. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên."
Như vậy, để đăng ký hoạt động văn phòng luật sư cần phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất. Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư. Giấy tờ chứng minh về trụ sở của văn phòng luật sư.
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có thể bị thu hồi khi nào?
Theo Điều 17 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
1. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật luật sư;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
d) Không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
đ) Không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động quá 06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi.
Tải về mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?