Khi tham gia đấu thầu rộng rãi thì nhà thầu có phải thực hiện bảo đảm dự thầu không? Nếu có thì mức bảo đảm dự thầu là bao nhiêu?
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi gồm những bước nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi gồm những bước sau:
(1) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.
(2) Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
(3) Đánh giá hồ sơ dự thầu.
(4) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất.
(5) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có).
(6) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Khi tham gia đấu thầu rộng rãi thì nhà thầu có phải thực hiện bảo đảm dự thầu không? Nếu có thì mức bảo đảm dự thầu là bao nhiêu?
(Hình từ Internet)
Khi tham gia đấu thầu rộng rãi thì nhà thầu có phải thực hiện bảo đảm dự thầu không?
Việc nhà thầu có phải thực hiện bảo đảm dự thầu khi tham gia đấu thầu rộng rãi không, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Bảo đảm dự thầu
1. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:
a) Đặt cọc;
b) Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
c) Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
2. Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
...
Theo đó, nhà thầu phải thực hiện bảo đảm dự thầu khi tham gia đấu thầu rộng rãi đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp.
Nhà thầu có thể thực hiện một trong những bảo đảm dự thầu sau:
- Đặt cọc.
- Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
- Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Mức bảo đảm dự thầu khi đấu thầu rộng rãi là bao nhiêu?
Quy định về mức bảo đảm dự thầu khi đấu thầu rộng rãi tại khoản 4 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Bảo đảm dự thầu
...
4. Căn cứ quy mô và tính chất của từng dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu cụ thể, mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu được quy định như sau:
a) Từ 1% đến 1,5% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng;
b) Từ 1,5% đến 3% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 0,5% đến 1,5% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư kinh doanh áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư.
...
Như vậy, mức bảo đảm dự thầu khi đấu thầu rộng rãi được xác định như sau:
(1) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn:
- Giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng: mức bảo đảm dự thầu là từ 1% đến 1,5% giá gói thầu.
- Giá gói thầu trên 10 tỷ đồng: mức bảo đảm dự thầu là từ 1,5% đến 3% giá gói thầu.
(2) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa:
- Giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng: mức bảo đảm dự thầu là từ 1% đến 1,5% giá gói thầu.
- Giá gói thầu trên 10 tỷ đồng: mức bảo đảm dự thầu là từ 1,5% đến 3% giá gói thầu.
(3) Đối với gói thầu xây lắp và gói thầu hỗn hợp:
- Giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng: mức bảo đảm dự thầu là từ 1% đến 1,5% giá gói thầu.
- Giá gói thầu trên 20 tỷ đồng: mức bảo đảm dự thầu là từ 1,5% đến 3% giá gói thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?