Khi tàu gặp sự cố trên biển thì việc sử dụng tàu lai dắt được quy định như thế nào? Doanh nghiệp cảng đối với hoạt động của tàu thuyền có trách nhiệm gì?

Khi tàu gặp sự cố trên biển thì việc sử dụng tàu lai dắt được quy định như thế nào? Pháp luật quy định về việc neo đậu và neo chờ đối với tàu thuyền tại các cảng biển ra sao?Doanh nghiệp cảng đối với hoạt động của tàu thuyền có trách nhiệm gì?

Khi tàu gặp sự cố trên biển thì việc sử dụng tàu lai dắt được quy định như thế nào?

Theo Điều 64 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định việc sử dụng tàu lai hỗ trợ khi tàu thuyền vào, rời và hoạt động tại cảng biển được thực hiện như sau:

- Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 80 m trở lên khi điều động cập, rời cầu cảng, bến phao; cập mạn tàu thuyền khác; di chuyển vị trí, di chuyển trong luồng, quay trở trong phạm vi vùng nước trước cầu cảng, vùng nước bến phao, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải phải sử dụng tàu lai hỗ trợ theo quy định.

- Việc quy định số lượng, công suất tàu lai hỗ trợ tàu thuyền, trường hợp phải sử dụng tàu lai căn cứ vào chiều dài lớn nhất, trọng tải, đặc tính của tàu, điều kiện thực tế tại khu vực, ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan và phải được quy định cụ thể tại Nội quy cảng biển.

- Thuyền trưởng của tàu thuyền có thể yêu cầu bổ sung số lượng tàu lai hoặc yêu cầu tàu lai có công suất lớn hơn khi cần thiết.

- Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Thuyền trưởng có thể yêu cầu tàu lai hỗ trợ nếu thấy cần thiết.

Lai dắt tàu biển

Lai dắt tàu biển

Quy định đối với việc neo đậu tàu thuyền

Căn cứ tại Điều 65 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định đối với việc neo đậu của tàu thuyền như sau:

- Khi tàu thuyền đã neo đậu an toàn tại vị trí được chỉ định, máy chính của tàu phải được duy trì ở trạng thái sẵn sàng hoạt động khi cần thiết; tàu thuyền phải được chiếu sáng vào ban đêm khi tầm nhìn bị hạn chế và duy trì đủ các báo hiệu, dấu hiệu cảnh báo theo quy định.

- Khi tàu thuyền bị trôi dạt, thuyền trưởng phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp để phòng ngừa tai nạn, sự cố hàng hải và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết.

- Phương tiện thủy thô sơ, không tự hành chỉ được neo đậu ở khu vực riêng theo quy định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; trong quá trình neo đậu phải có đủ người và phương tiện hỗ trợ phù hợp để sẵn sàng điều động khi cần thiết.

Quy định đối với việc neo chờ của tàu thuyền

Điều 66 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định đối với việc neo chờ của tàu thuyền, cụ thể:

- Tàu thuyền có thời gian neo chờ không làm hàng hoặc đón trả khách, không hoạt động dịch vụ từ 30 ngày trở lên phải lập phương án cho tàu thuyền neo chờ gửi Cảng vụ hàng hải khu vực phê duyệt.

- Phương án cho tàu thuyền neo chờ gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Tên tàu thuyền;

+ Chủ sở hữu và người quản lý, khai thác tàu thuyền;

+ Đặc điểm kỹ thuật của tàu thuyền;

+ Lý do neo chờ;

+ Thời gian và địa điểm dự kiến neo chờ;

+ Số lượng thuyền viên trên tàu trong thời gian tàu thuyền neo chờ;

+ Biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu;

+ Biện pháp ứng phó sự cố cho tàu thuyền.

- Cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, quyết định số lượng thuyền viên trên tàu và phê duyệt phương án an toàn neo chờ của tàu thuyền.

Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng đối với hoạt động của tàu thuyền

Điều 67 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cảng đối với hoạt động của tàu thuyền

- Bố trí địa điểm tàu thuyền cập cầu, vào neo đậu hoặc dịch chuyển. Trước 16 giờ hàng ngày phải thông báo kế hoạch điều độ tàu vào, rời cảng cho Cảng vụ hàng hải để lập và triển khai kế hoạch điều động tàu; trường hợp có thay đổi, phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết để điều chỉnh kế hoạch điều động tàu thuyền trong ngày.

- Sau khi đã có thông báo của Cảng vụ hàng hải về kế hoạch điều động tàu thuyền, doanh nghiệp cảng phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

+ Bố trí cầu cảng có đủ chiều dài và các điều kiện cần thiết khác theo quy định bảo đảm cho tàu thuyền cập cầu an toàn; cầu cảng phải có đủ ánh sáng, không có chướng ngại vật trên mặt cầu có thể gây trở ngại, gây nguy hiểm cho việc tàu neo đậu hoặc các hoạt động bình thường khác của thuyền viên và hành khách;

+ Bố trí công nhân lành nghề để phục vụ việc buộc, cởi dây của tàu thuyền khi vào, rời cầu cảng; các cột bích phải được chuẩn bị sẵn sàng để việc buộc, cởi dây được thực hiện nhanh chóng và an toàn. Tại các vị trí buộc, cởi dây phải duy trì dấu hiệu cảnh báo phù hợp theo quy định;

+ Hoàn tất việc chuẩn bị cầu cảng ít nhất 01 giờ trước khi tàu dự kiến cập cầu nếu tàu thuyền đi từ phía biển vào cảng và 30 phút nếu tàu thuyền di chuyển, thay đổi vị trí trong vùng nước cảng;

+ Bảo đảm các điều kiện an ninh trật tự tại khu vực cầu cảng nơi tàu cập cầu bốc dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách;

+ Trang bị và duy trì sự hoạt động bình thường các phương tiện thông tin liên lạc nhằm bảo đảm sự thông suốt trong trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải tại cảng biển theo quy định;

+ Duy trì tình trạng kỹ thuật cầu cảng, kho, bãi, phương tiện, thiết bị, độ sâu vùng nước trước cầu cảng và vùng nước khác do mình quản lý sử dụng theo quy định; định kỳ tổ chức thực hiện việc khảo sát và đề nghị công bố thông báo hàng hải vùng nước trước cầu cảng và vùng nước khác do mình quản lý sử dụng. Tổ chức kiểm định tình trạng kỹ thuật của cảng biển theo quy định tại Điều 37 Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật nhằm bảo đảm an toàn trong khai thác;

+ Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại cảng biển. Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hàng hải, cháy, nổ, sự cố môi trường, phải tiến hành ngay các biện pháp ngăn ngừa phù hợp, thông báo cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan liên quan biết, xử lý theo quy định.

Theo đó, khi tàu biển gặp sự cố thì được phép sử dụng tàu lai dắt theo quy định pháp luật.

Tàu thuyền Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Hoạt động Tàu thuyền
Cảng biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢNG BIỂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cảng biển đặc biệt được phân loại dựa vào những tiêu chí nào? Cảng biển đặc biệt sẽ có những chức năng cơ bản nào?
Pháp luật
Kinh doanh khai thác cảng biển có phải ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không? Nếu có thì điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển là gì?
Pháp luật
Hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là gì? Thông báo về hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển gồm các thông tin nào?
Pháp luật
Cảng biển loại 3 là gì? Việc đánh giá, phân loại cảng biển loại 3 được thực hiện theo phương thức nào?
Pháp luật
Cảng biển loại 1 phải có tổng số điểm chấm đạt trên bao nhiêu điểm? Cảng biển loại 1 có các chức năng cơ bản nào?
Pháp luật
Căn cứ vào đâu để đánh giá và phân loại hiện trạng cảng biển loại 2? Kết cấu hạ tầng cảng biển loại 2 gồm những gì?
Pháp luật
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển?
Pháp luật
Mở rộng phương thức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo Nghị định 69?
Pháp luật
QCVN 107:2021/BGTVT về Cảng biển? Yêu cầu về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu thuyền
3,024 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu thuyền Cảng biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu thuyền Xem toàn bộ văn bản về Cảng biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào