Khi tàu di chuyển trong đường thủy nội địa gặp chướng ngại vật hoặc vị trí nguy hiểm phía bên phải, phía bên trái của luồng tàu chạy thì việc báo hiệu theo quy chuẩn như thế nào?
- Hệ thống báo hiệu của đường thủy nội địa bao gồm những gì?
- Kích thước của báo hiệu đường thủy nội địa gồm những loại nào và quy định từng loại kích thước đó?
- Vật liệu, kết cấu báo hiệu đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
- Khi di chuyển tàu chạy gặp chướng ngại vật hoặc vị trí nguy hiểm phía bên phải, phía bên trái của luồng tàu chạy thì việc báo hiệu theo quy chuẩn như thế nào?
Hệ thống báo hiệu của đường thủy nội địa bao gồm những gì?
Theo Điều 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 có quy định về Báo hiệu đường thuỷ nội địa như sau:
- Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
- Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
+ Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
+ Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
+ Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
- Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
- Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về báo hiệu đường thuỷ nội địa.
Như vậy, hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa gồm 03 loại sau: Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy, báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng và báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
Khi tàu di chuyển trong đường thủy nội địa gặp chướng ngại vật hoặc vị trí nguy hiểm phía bên phải, phía bên trái của luồng tàu chạy thì việc báo hiệu theo quy chuẩn như thế nào?
Kích thước của báo hiệu đường thủy nội địa gồm những loại nào và quy định từng loại kích thước đó?
Theo mục 1.10 Chương I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT quy định về kích thước của từng loại báo hiệu đường thủy nội địa như sau:
- Kích thước của báo hiệu được chia thành 4 loại: Loại đặc biệt, loại 1, 2 và 3 (theo phụ lục 3 của Quy chuẩn này).
- Kích thước của báo hiệu được quy định như sau:
+ Kích thước loại đặc biệt sử dụng với các sông, kênh, hồ, cửa sông, vùng duyên hải, ven vịnh có bề rộng trung bình mùa kiệt lớn hơn 500m.
+ Kích thước loại 1 sử dụng với các sông, kênh có bề rộng trung bình mùa kiệt lớn hơn 200m.
+ Kích thước loại 2 sử dụng với các sông, kênh có bề rộng trung bình mùa kiệt từ 50 m đến nhỏ hơn hoặc bằng 200m.
+ Kích thước loại 3 sử dụng với các sông, kênh có bề rộng trung bình mùa kiệt nhỏ hơn 50m.
Đối với những khu vực đặc thù về địa hình, địa mạo, cảnh quan, không thể sử dụng kích thước theo 4 loại kể trên, có thể lựa chọn kích thước cho phù hợp.
Vật liệu, kết cấu báo hiệu đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Tại mục 1.13 Chương I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT quy định về vật liệu, kết cấu báo hiệu đường thủy nội địa như sau:
- Báo hiệu bằng thép: chiều dày thép của các bộ phận báo hiệu được quy định như sau: biển báo hiệu lớn hơn hoặc bằng 3mm, cột báo hiệu lớn hơn hoặc bằng 4mm, thân phao lớn hơn hoặc bằng 5mm.
- Ưu tiên sử dụng báo hiệu được sản xuất từ các loại vật liệu mới chống hoặc hạn chế ăn mòn, tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng, thân thiện với môi trường như: báo hiệu nhựa (PE, PVC và các loại nhựa cường độ cao khác), gỗ, nhôm, hợp kim hoặc thép mạ kẽm,..
- Bề mặt báo hiệu được phủ lớp sơn hoặc in film phản quang có tác dụng phản xạ ánh sáng, tăng độ nhận biết của báo hiệu vào ban đêm.
- Báo hiệu nổi gồm các mô đun khác nhau, liên kết bằng bu lông hoặc các liên kết khác.
- Cột báo hiệu gồm 3 phần, móng, thân cột, biển báo. Các phần liên kết với nhau bằng bu lông hoặc mặt bích bắt bu lông.
Khi di chuyển tàu chạy gặp chướng ngại vật hoặc vị trí nguy hiểm phía bên phải, phía bên trái của luồng tàu chạy thì việc báo hiệu theo quy chuẩn như thế nào?
Tại tiểu mục 2.2.1; 2.2.2 mục 2.2 Chương II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT có quy định về báo hiệu vị trí nguy hiểm hoặc vật chướng ngại trên luồng như sau:
Theo đó, khi di chuyển tàu chạy mà gặp chướng ngại vật hoặc vị trí nguy hiểm phía bên phải, phía bên trái của luồng tàu chạy thì cần phải thực hiện theo quy định về các biển báo hiệu như về hình dáng, màu sắc, đèn hiệu cũng như ý nghĩa của từng loại trong Quy chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?