Khi tàu biển Việt Nam hành trình ở vùng hoa tiêu bắt buộc thì thuyền trưởng có thể tự dẫn tàu mà không cần đến hoa tiêu không?
Vùng hoa tiêu bắt buộc là khu vực thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 70/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc (sau đây viết tắt là vùng hoa tiêu bắt buộc) là phần giới hạn trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi, được xác định từ vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển, cảng dầu khí ngoài khơi và ngược lại mà tàu biển khi di chuyển phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam. Một vùng hoa tiêu bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
2. Tuyến dẫn tàu là tuyến hành trình của tàu thuyền do hoa tiêu dẫn từ vùng đón trả hoa tiêu vào cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển của một cảng biển hoặc cảng dầu khí ngoài khơi thuộc vùng hoa tiêu bắt buộc.
3. Dịch vụ thông tin điện tử hàng hải là dịch vụ thiết lập, quản lý vận hành và khai thác mạng viễn thông hàng hải; thực hiện cung cấp dịch vụ thông tin duyên hải, các dịch vụ thông tin, điện tử khác để duy trì thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai, công tác an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường hàng hải.
4. Thông báo hàng hải là văn bản cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
5. Pháo hiệu hàng hải là pháo hiệu sử dụng trong công tác an toàn hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, bao gồm: Các loại pháo hiệu, đuốc cầm tay và tín hiệu khói nổi thỏa mãn các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Theo quy định trên có giải thích vùng hoa tiêu bắt buộc là phần giới hạn trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi, được xác định từ vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển, cảng dầu khí ngoài khơi và ngược lại mà tàu biển khi di chuyển phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam. Một vùng hoa tiêu bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
Khi tàu biển Việt Nam hành trình ở vùng hoa tiêu bắt buộc thì thuyền trưởng có thể tự dẫn tàu mà không cần đến hoa tiêu không? (Hình từ Internet)
Khi tàu biển Việt Nam hành trình ở vùng hoa tiêu bắt buộc thì thuyền trưởng có thể tự dẫn tàu mà không cần đến hoa tiêu không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Nhiệm vụ của thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu. Thuyền trưởng có nhiệm vụ sau đây:
...
4. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có hoa tiêu dẫn tàu:
a) Khi tàu hành trình ở vùng hoa tiêu bắt buộc thì phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định, nếu thuyền trưởng có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp thì có thể tự dẫn tàu. Tại những vùng hoa tiêu không bắt buộc, nếu thấy cần thiết thì thuyền trưởng vẫn có quyền sử dụng hoa tiêu để bảo đảm an toàn;
b) Bảo đảm an toàn trong việc đón trả hoa tiêu lên tàu và rời tàu, bố trí nơi nghỉ, ăn uống cho hoa tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoa tiêu thực hiện nhiệm vụ;
c) Trước khi hoa tiêu thực hiện nhiệm vụ, thuyền trưởng thông báo cho hoa tiêu biết về tính năng điều động, tình trạng máy móc, thiết bị của tàu và những thông tin cần thiết khác nhằm tạo điều kiện cho hoa tiêu có thể chủ động xử lý khi dẫn tàu;
d) Phải có mặt ở buồng lái để kịp thời xử lý các tình huống, tăng cường cảnh giới và chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng thả neo. Trường hợp cần thiết phải vắng mặt ở buồng lái, thuyền trưởng phải thông báo cho hoa tiêu biết sỹ quan được mình ủy quyền thay thế;
đ) Việc sử dụng hoa tiêu dẫn tàu không miễn giảm nghĩa vụ điều khiển tàu của thuyền trưởng. Thuyền trưởng phải có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, chính xác mọi tình huống có thể xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tàu;
e) Trường hợp hoa tiêu xử lý tình huống thiếu chính xác hoặc không hợp lý, thuyền trưởng phải kịp thời đình chỉ hành động đó của hoa tiêu và yêu cầu hoa tiêu phải có hành động phù hợp để bảo đảm an toàn hành trình của tàu. Trường hợp cần thiết, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thay thế hoa tiêu.
...
Theo quy định trên thì khi tàu biển Việt Nam hành trình ở vùng hoa tiêu bắt buộc thì phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định.
Tuy nhiên nếu thuyền trưởng tàu biển Việt Nam có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp thì có thể tự dẫn tàu.
Khi tàu biển Việt Nam gặp nạn thì thuyền trưởng phải thực hiện các công việc gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định trường hợp tàu biển Việt Nam gặp nạn thì thuyền trưởng thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trường hợp xảy ra đâm va với tàu khác, thuyền trưởng phải yêu cầu thuyền trưởng tàu đó thông báo cho mình biết tên, số hiệu, số IMO, cảng đăng ký, cảng xuất phát, cảng ghé, cảng đến của tàu và tên chủ tàu.
Đồng thời, thông báo cho tàu đó biết những thông tin nói trên của tàu mình và báo cho chủ tàu, người khai thác tàu, cảng vụ hàng hải nơi gần nhất. Nếu xét thấy tàu mình có khả năng và điều kiện cho phép thì phải có trách nhiệm cứu tàu bị nạn, trước hết là cứu người;
- Sau khi xảy ra tai nạn, đâm va, thuyền trưởng phải kịp thời lập biên bản về diễn biến xảy ra sự cố, nêu rõ sự thiệt hại của mỗi bên có xác nhận của thuyền trưởng tàu đó và các bên hữu quan. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ tai nạn theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp tàu mình gặp nạn mà không còn khả năng cứu được và bắt buộc phải bỏ tàu, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp để cứu người và tổ chức mang theo nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thông tin vô tuyến, hải đồ khu vực bị nạn, tiền và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác của tàu;
- Nếu tàu mình bị tai nạn mà cần thiết có sự cứu trợ thì thuyền trưởng phải dùng mọi biện pháp yêu cầu tàu khác hoặc cơ quan chức năng cứu giúp;
- Nếu được tàu khác cứu giúp, thuyền trưởng có nhiệm vụ chỉ huy thuyền viên, hành khách của tàu mình thực hiện nghiêm chỉnh quy định của tàu đó;
- Thuyền trưởng phải thực hiện báo cáo đầy đủ về các sự cố hàng hải xảy ra với tàu mình theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?