Khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam chỉ quyết định mua nợ khi nào?
- Khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam chỉ quyết định mua nợ khi nào?
- Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc nào?
- Khi thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam có trách nhiệm gì?
Khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam chỉ quyết định mua nợ khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc tái cơ cấu doanh nghiệp
1. Phương án tái cơ cấu được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tái cơ cấu với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Mua bán nợ Việt Nam) và/hoặc các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (lập biên bản thỏa thuận giữa các bên). Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quyền chủ động đàm phán mua nợ với các chủ nợ và đề xuất phương án tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Công ty Mua bán nợ Việt Nam chỉ quyết định mua nợ sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với cơ quan đại diện chủ sở hữu và có kết quả đàm phán mua nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu. Phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính, chuyển đổi thành công doanh nghiệp sang công ty cổ phần theo quy định.
3. Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
4. Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp tái cơ cấu, Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các cơ quan có liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP , Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , Nghị định số 129/2020/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Như vậy, khi tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam chỉ quyết định mua nợ sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với cơ quan đại diện chủ sở hữu và có kết quả đàm phán mua nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu.
Phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính, chuyển đổi thành công doanh nghiệp sang công ty cổ phần theo quy định.
Tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa (Hình từ Internet)
Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chuyển nợ thành vốn góp và bán cổ phần lần đầu
1. Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc thỏa thuận và được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án tái cơ cấu.
2. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện trình tự, thủ tục, phương thức bán và giá bán cổ phần lần đầu theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP , Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Thông tư số 32/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 32/2021/TT-BTC) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giá bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp tái cơ cấu không thấp hơn 60% mệnh giá cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
Theo đó, công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc thỏa thuận và được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án tái cơ cấu.
Khi thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:
Trách nhiệm của Công ty Mua bán nợ Việt Nam
1. Thỏa thuận với cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) và doanh nghiệp tái cơ cấu trước khi quyết định mua nợ từ các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu.
2. Thực hiện xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Công ty Mua bán nợ Việt Nam và quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với doanh nghiệp tái cơ cấu trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu.
4. Cử người đại diện phần vốn góp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam tại doanh nghiệp tái cơ cấu theo quy định.
Như vậy, khi thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Thỏa thuận với cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) và doanh nghiệp tái cơ cấu trước khi quyết định mua nợ từ các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu.
- Thực hiện xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Công ty Mua bán nợ Việt Nam và quy định của pháp luật.
- Phối hợp với doanh nghiệp tái cơ cấu trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu.
- Cử người đại diện phần vốn góp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam tại doanh nghiệp tái cơ cấu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?