Khi sản xuất hóa chất cần phải khai báo cho ai? Nếu muốn đưa hóa chất mới vào sử dụng cần phải đăng ký hóa chất mới như thế nào?
Sản xuất hóa chất cần phải khai báo cho ai?
Tại Điều 43 Luật Hóa chất 2007 quy định khai báo hóa chất như sau:
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo hóa chất với Bộ Công thương; tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo hóa chất với cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Nội dung khai báo hóa chất bao gồm:
+ Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất;
+ Tên, số lượng và nguồn gốc xuất xứ hóa chất.
- Hằng năm, cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Công thương về các thông tin khai báo hóa chất tại địa phương.
- Chính phủ quy định Danh mục hóa chất phải khai báo. Bộ Công thương quy định biểu mẫu khai báo hóa chất quy định tại Điều này.
Như vậy, khi anh/chị sản xuất hóa chất thì anh/chị phải khai báo hóa chất với cơ quan huyện chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Khai báo hóa chất
Đưa hóa chất mới vào sử dụng cần phải đăng ký hóa chất mới như thế nào?
Theo Điều 44 Luật Hóa chất 2007 quy định đăng ký hóa chất mới như sau:
- Hoá chất mới chỉ được đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường sau khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hồ sơ đăng ký hóa chất mới, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm:
+ Đơn đăng ký hóa chất mới;
+ Tên gọi hóa chất mới theo hướng dẫn của Hiệp hội hóa học cơ bản và ứng dụng quốc tế (IUPAC), công thức hóa học của hóa chất;
+ Thông tin về tính chất lý, hoá và đặc tính nguy hiểm của hóa chất được tổ chức đánh giá hóa chất mới quy định tại Điều 45 của Luật này xác nhận.
- Hồ sơ đăng ký hóa chất mới sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội bao gồm:
+ Các tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này;
+ Thông tin về mục đích sử dụng, thời gian sử dụng hóa chất.
- Bộ Công thương quy định trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện việc đăng ký hóa chất mới.
Hoạt động hóa chất được Bộ quản lý như thế nào?
Căn cứ Điều 64 Luật Hóa chất 2007 quy định trách nhiệm quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hóa chất; xử lý, thải bỏ hóa chất độc tồn dư, hóa chất độc tồn dư của chiến tranh, hóa chất độc không rõ nguồn gốc và hóa chất độc bị tịch thu.
- Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hóa chất theo thẩm quyền; trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách nghiên cứu, phát triển, áp dụng công nghệ phù hợp với việc sử dụng hóa chất ít nguy hiểm.
- Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm bằng đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt, hàng không, hàng hải; xây dựng, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật về vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
- Bộ Y tế quản lý các hóa chất sử dụng để bào chế dược phẩm cho người, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế; phối hợp với các bộ, ngành quy định về vệ sinh an toàn lao động trong hoạt động hóa chất; phối hợp với Bộ Công thương xây dựng Danh mục hóa chất cấm, Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực y tế trình Chính phủ ban hành; ban hành Danh mục hóa chất không được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong lĩnh vực y tế, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế, dược phẩm và phụ gia thực phẩm.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm; phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục hóa chất cấm, Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; ban hành Danh mục hóa chất không được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn phân loại, ghi nhãn và xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý hóa chất, sản phẩm hóa chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động tham gia hoạt động hóa chất; quản lý việc sử dụng hóa chất trong các cơ sở dạy nghề.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý việc sử dụng hóa chất trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?