Khi ra tòa, luật sư có thể là vừa bảo vệ lợi ích cho chính mình vừa là đương sự được hay không?
Khái niệm về đương sự trong vụ việc dân sự
Căn cứ theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về khái niệm đương sự trong vụ việc dân sự cụ thể như sau:
"Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan."
Đương sự trong vụ việc dân sự gồm những ai?
Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đương sự trong vụ việc dân sự gồm:
Nguyên đơn trong vụ án dân sự
Khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Bị đơn trong vụ án dân sự
Khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
Khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự
Khoản 5 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự
Khoản 6 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người co quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.
Luật sư có thể vừa bảo vệ lợi ích cho chính mình vừa là đương sự được không?
Luật sư khi ra tòa có thể vừa bảo vệ lợi ích cho chính mình vừa là đương sự được hay không?
Hiện nay việc một người tham gia phiên tòa đồng thời 2 tư cách tố tụng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không có quy định cấm, tuy nhiên thực tiễn tại tòa thì việc này chưa được chấp nhận vì cho rằng việc giữ đồng thời 2 tư cách tố tụng khiến trình tự tố tụng diễn ra khó khăn, không đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho cả đương sự ...
Tuy nhiên, Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
"Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
...
13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
...
19. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.
20. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng. "
Như vậy, luật sư (với những kỹ năng nghề nghiệp) có thể thông qua tư cách đương sự để bảo vệ chính mình. Trên đây là những thông tin chúng tôi gửi tới bạn về đương sư. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?